Nhu cầu nhà ở xã hội của người thu nhập thấp rất lớn nhưng nguồn cung hiện đang khan hiếm. Mục tiêu sở hữu nhà ở xã hội của người dân khó thành hiện thực nếu không có những cơ chế rõ ràng.
Kế hoạch phát triển hơn một triệu căn nhà ở xã hội (NOXH) đến năm 2030 khó thành hiện thực khi đa số dự án vướng mắc các thủ tục pháp lý, công tác giải phóng mặt bằng còn khó khăn.
Bộ Xây dựng cho biết hiện có khoảng 100 dự án nhà ở xã hội thuộc đối tượng cho vay của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đã được cấp phép và đang triển khai xây dựng.
Theo quy định, những người được mua nhà xã hội gồm người có công với cách mạng; hộ gia đình nghèo, cận nghèo ở nông thôn và đô thị; người thu nhập thấp tại đô thị; lao động tại khu công nghiệp; sĩ quan, quân nhân, công nhân thuộc đơn vị công an, quân đội; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện thu hồi đất mà chưa được bồi thường.
Theo Bộ Xây dựng, hiện nay, các địa phương và các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đang tập trung triển khai gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng. Theo đó, hiện có khoảng 100 dự án đã được cấp phép xây dựng, đang triển khai đầu tư xây dựng thuộc đối tượng cho vay của gói 120.000 tỷ đồng.
Báo cáo về việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, qua báo cáo của các địa phương, đến nay đã có khoảng 100 dự án thuộc đối tượng cho vay của gói tín dụng hỗ trợ này.
Trả lời báo chí chiều 3/6 tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 về tình trạng lợi dụng trục lợi tại các dự án nhà ở xã hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh khẳng định, thời gian tới sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các dự án nhà ở xã hội. Nếu phát hiện trường hợp mua bán không đúng đối tượng sẽ buộc thu hồi nhà.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phối hợp với Bộ Xây dựng làm việc với một số địa phương trọng điểm để kiểm tra, đôn đốc tạo nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, sửa chữa chung cư; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc triển khai hiệu quả gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, có thể chỉ ra những “điểm nghẽn” trong phát triển nhà ở xã hội hiện hữu trong thời gian qua như: Bố trí quỹ đất; thủ tục đầu tư rườm rà không khác gì nhà ở thương mại... Để hóa giải những rào cản này, cần có một “cuộc cách mạng” về phát triển nhà ở xã hội.