Theo đánh giá của Chính phủ, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm nay, nhưng vẫn trong phạm vi mục tiêu đề ra. Ước tính đến cuối tháng 6/2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng khoảng 1,78-2%, trong khi mục tiêu đề ra là dưới 3%.
Trái với nhiều lo ngại trước đó, nợ xấu vẫn đang được kiểm soát khá tốt ở phần lớn các ngân hàng, cá biệt một số thành viên còn đang sở hữu tỷ lệ nợ xấu thấp kỷ lục, tỷ lệ bao nợ xấu cũng lên mức cao chưa từng có.
TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh mọi chính sách giúp thúc đẩy tăng trưởng hiện tại phải hướng tới đầu tư công và doanh nghiệp.
Nhiều khoản vay biến thành nợ xấu do tác động của đại dịch Covid-19, trong khi nợ cũ phát sinh từ cách đây cả chục năm vẫn chưa xử lý được khiến nợ lãi gấp 2 - 3 lần nợ gốc. Do đó, các ngân hàng cũng như các chuyên gia kinh tế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần tiếp tục đưa ra những chính sách hỗ trợ xử lý nợ xấu.
Sau bốn năm đi vào thực tiễn, Nghị quyết số 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu đã tạo ra những chuyển biến tích cực. Diện mạo bộ mặt ngành Ngân hàng đã sáng lên rất nhiều, khi tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giảm dưới 3%. Nhưng với những tác động từ đại dịch Covid-19, “bóng ma” nợ xấu đang ám ảnh quay trở lại.
Không chỉ rao bán các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo, đã có ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm với giá chỉ từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.