Bộ Tài chính vừa có Công văn số 2375/BTC-QLCS về việc rà soát, hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương về quản lý, sử dụng tài sản công.
Bộ Tài chính hiện đang lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Một trong những nội dung được nêu tại Dự thảo Thông tư là quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước.
Được đánh giá là văn bản quy phạm pháp luật có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, tuy nhiên, Luật Giá hiện hành đã bộc lộ nhiều tồn tại cần được sửa đổi…
Giai đoạn 2015-2020, mặc dù nhiều hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế của giai đoạn trước đã được khắc phục nhưng vẫn còn một số tồn tại. Điều này đã làm giảm hiệu quả của phân cấp và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam. Bài viết phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020, từ đó khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.
Việc phân cấp phù hợp với khả năng cân đối ngân sách các cấp, tạo điều kiện cho các ngành và địa phương nâng cao tính chủ động, vai trò và trách nhiệm trong quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách; khuyến khích các địa phương phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi sử dụng ngân sách hiệu quả.
Tại Việt Nam, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 có hiệu lực từ năm ngân sách 2017 đã giao Chính phủ quy định việc thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Bài viết đề cập về lý luận chung về quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của một số nước, từ đó đưa ra định hướng xây dựng khuôn khổ quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra tại Việt Nam.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là xu hướng tất yếu hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Lào là một quốc gia đa sắc tộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương chưa đồng đều, mặt khác, trong một thời gian khá dài, hoạt động quản lý ngân sách nhà nước theo mô hình cơ chế kế hoạch tập trung chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.