Dự kiến, Việt Nam cần khoảng 21,2 tỷ USD cho 10 năm tới để đưa mức phát thải ròng bằng “0”vào năm 2050. Theo đó, phát triển trái phiếu xanh là giải pháp hữu hiệu cho các dự án chuyển đổi xanh.
Năng lượng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh, nguồn tài nguyên ngày càng hạn hẹp, ngành Năng lượng Việt Nam cần phải chuyển đổi theo hướng kinh tế tuần hoàn nhằm giảm lượng phát thải ra môi trường và thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
Chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Việt Nam là quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thân thiện với môi trường. Điều này thể hiện qua cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26, và quyết định tham gia Thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với một số nước G7 và đối tác quốc tế khác.
Diễn ra trong hai ngày 1 - 2/12/2022 tại Hà Nội, Hội nghị Năng lượng Gió Việt Nam (Vietnam Wind Power) 2022 (VWP22) là diễn đàn quan trọng để bàn thảo các vấn đề cấp bách xung quanh sự phát triển của năng lượng gió tại Việt Nam.
Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) vốn được xem là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy hành động vì khí hậu. Hội nghị đã kết thúc sau khi kéo dài thêm tới 2 ngày so với lịch trình ban đầu, đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt; song vẫn còn tồn tại một số điểm chưa thuyết phục...
Muốn cụ thể hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net Zero), Việt Nam cần xác định 3 trọng tâm đột phá tạo thế chân kiềng vững chắc, gồm: năng lượng tái tạo; phát triển các liên khu công nghiệp xanh; sản xuất nhiên liệu xanh và nhiên liệu thay thế.
Hôm nay 6/11, Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) khai mạc tại Ai Cập. Hội nghị là cơ hội để thế giới biến cam kết thành hành động cụ thể thông qua việc hiện thực hóa các mục tiêu tài chính chống biến đổi khí hậu.
Việc thực hiện các cam kết tại COP26, đặc biệt là cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050 là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược. Điều đáng nói, hiện 80% doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ các chính sách về giảm phát thải.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, thực hiện cam kết của Chính phủ đưa phát thải ròng về 0 đem đến thách thức, nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Đó là các cơ hội cho nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, cơ hội tiếp cận với nguồn tài chính xanh để đầu tư vào các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững doanh nghiệp.