Ngăn chặn ô nhiễm rác thải nhựa đòi hỏi các giải pháp đa dạng, bao gồm hoàn thiện chính sách, tăng cường áp dụng khoa học và công nghệ trong giám sát và quản lý chất thải nhựa…
Các chuyên gia cho rằng, để bảo vệ môi trường trước tác hại của chất thải nhựa thì cần có chính sách giáo dục tuyên truyền tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường; đồng thời, áp dụng các chính sách kinh tế, tăng thuế, đặc biệt đối với các bao bì nhựa, nylon khó phân hủy...
Với mục đích góp phần giảm ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức đã tài trợ cho Việt Nam Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”. Dự án được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức phê duyệt theo Quyết định số 1462/QĐ-BTNMT ngày 02/7/2020. Đây là dự án có quy mô quốc gia đầu tiên được phối hợp thực hiện giữa các bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ quốc tế.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công văn số 7294/BTNMT-TTTT ngày 30/8/2023 gửi các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành đề nghị tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.
Thời gian gần đây, việc sử dụng bao bì giảm thiểu tác động đến môi trường đang trở thành ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. Việc tận dụng được nguồn rác thải nhựa từ sinh hoạt và chất thải hữu cơ không chỉ giúp tránh lãng phí hàng tỷ USD do không được tái chế mà còn đem lại lợi ích cho các bên, đặc biệt là ngành Đồ uống khi áp dụng mô hình tuần hoàn với các sản phẩm tiềm năng như bã hèm, men thải, các loại bao bì, thùng rác...
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm do chất thải nhựa ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái tự nhiên, sức khỏe con người và cảnh quan. Các thách thức về ô nhiễm rác thải nhựa sẽ không thể được giải quyết nếu không có sự tham gia của doanh nghiệp (DN), bởi DN là động lực và hạt nhân của chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Nhằm giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa gây ra, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách giảm nhựa, cần quản lý, xử lý chất thải nhựa trên cơ sở phát triển kinh tế tuần hoàn.
Tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh cũng như thay đổi lối sống ở Việt Nam đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa như hiện nay. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra rằng các loại nhựa dùng một lần gây ra phần lớn tình trạng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam và các giải pháp giải quyết tình trạng này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn.
Là tỉnh có tỷ trọng ngành nông nghiệp lớn, Sóc Trăng hiện có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 212.550ha; trong đó, đất trồng lúa hơn 149.160ha, đất trồng cây hàng năm khác 19.108ha, đất trồng cây lâu năm 44.283ha. Diện tích sản xuất lúa hàng năm trên 320.000ha, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 60.000ha, cây ăn trái 28.500ha, nên nhu cầu sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở Sóc Trăng rất cao.
Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA) sẽ tài trợ cho 3 quận của TP. Đà Nẵng với tổng kinh phí 34,6 tỷ đồng nhằm triển khai dự án kinh tế tuần hoàn bền vững cho rác thải nhựa.