Ngày 20/12/2021, Chính phủ vừa có Văn bản số 9263/VPCP-KSTT yêu cầu các địa phương xử lý các quy định gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa.
Chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.
Trong thời gian qua, các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã dần được hình thành, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy công khai, minh bạch và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường. Bài viết này nhằm đánh giá vai tròcủa các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghịđể hoàn thiện khung khổpháp lý, nâng cao vai tròcủa các tổ chức này đối với sự phát triển của thịtrường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.
Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ đã điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng. Việc điều chỉnh thuế suất nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước.
Trong 3 tháng cuối năm, nếu tình hình dịch bệnh trong nước không có diễn biến phức tạp và được kiểm soát chặt chẽ, các hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng và phát triển, góp phần đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch ngành năm 2021.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 những tháng qua đã khiến cho hoạt động sản xuất-kinh doanh tại nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam bị ảnh hưởng nặng nề. Cho tới thời điểm này, khi tình hình dịch bệnh đang có những tín hiệu tích cực, các địa phương cũng đã sẵn sàng tâm thế để bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế theo kế hoạch, giải pháp đã được xây dựng.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Để hỗ trợ nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra, không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới đã sớm có những động thái liên quan đến việc thực hiện các biện pháp thuế khẩn cấp.
Việc phải triển khai các giải pháp cấp bách của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong bối cách cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đại dịch COVID-19 được đặt ra hiện nay đang giữ vai trò quan trọng. Trong đó, hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 16 hiệp hội doanh nghiệp (DN) vừa thống nhất ký vào văn bản kiến nghị Chính phủ khẩn cấp tháo gỡ ách tắc trong sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa trong bối cảnh nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Bài viết khái quát một số nội dung liên quan đến hóa đơn điện tử cũng như chỉ ra một số tiện ích cũng như khó khăn của các doanh nghiệp gặp phải khi sử dụng hóa đơn điện tử.