Đến nay, sốt đất đã hạ nhiệt. Tình trạng giá đất tăng nóng cục bộ tại một số địa phương chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi lắng xuống sau khi chính quyền kịp thời đưa ra các chỉ đạo.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tăng cường quản lý hoạt động cho vay, tránh tình trạng vay vốn vì mục đích khác nhưng lại đổ tiền vào bất động sản.
Theo Chương trình số 04-CTr/TU về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn vừa được Thành ủy Hà Nội ban hành, đến năm 2030, Hà Nội sẽ có thêm 8 quận.
Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đề xuất Thủ tướng xem xét các giải pháp đặc trị "sốt đất", trong đó HoREA đề xuất sử dụng hàng loạt công cụ thuế nhằm hạn chế đầu cơ nhà đất.
Một kịch bản vỡ bong bóng có thể lặp lại như diễn biến của thị trường bất động sản gần 10 năm trước khi dòng vốn rẻ kéo theo làn sóng người người, nhà nhà đổ xô mua đất và sử dụng đòn bẩy tài chính.
Thị trường bất động sản (BĐS) trong quý đầu của năm 2021 đã phát đi nhiều tín hiệu tích cực của sự hồi phục sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro trong giao dịch do tình trạng "sốt đất" xảy ra tại một số địa phương trong thời gian qua.
Hội Môi giới Bất động sản (BĐS) Việt Nam cho rằng, thị trường BĐS quý I/2021 nói chung và phân khúc đất nền nói riêng có hiện tượng tăng giá đột biến tại nhiều địa phương, tạo ra những "cơn sóng sốt đất" có một phần nguyên nhân là do khung giá đất được chính quyền các địa phương đồng loạt điều chỉnh tăng tăng 15-20%.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng khẳng định không có dấu hiệu tăng đột biến về lượng hồ sơ đăng ký chuyển quyền sử dụng đất. Nên việc nhiều người rao lượt mua tăng cao là chưa có cơ sở.
Cùng với việc cảnh báo hiện tượng trên, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý nghiêm các trường hợp môi giới, mua bán, giao dịch bất động sản, quyền sử dụng đất có vi phạm pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan.