Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ Internet vạn vật trong thanh toán điện tử: Trường hợp nghiên cứu qua mã QR

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ Internet vạn vật trong thanh toán điện tử: Trường hợp nghiên cứu qua mã QR

Công nghiệp 4.0 phát triển dẫn đến nhiều công nghệ mới ra đời, đặc biệt là công nghệ Internet vạn vật (IoT). Tại Việt Nam, IoT chủ yếu phổ biến và phát triển hơn cả trong lĩnh vực nhà ở và thanh toán. Bài nghiên cứu tiến hành phân tích việc sử dụng mã QR trong thanh toán điện tử, vì mã QR thuộc IoT và Việt Nam đang là môi trường tiềm năng về lĩnh vực thanh toán điện tử. Với mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng mã QR trong thanh toán điện tử, từ đó đánh giá việc mở rộng sử dụng IoT tại Việt Nam. Cùng 409 mẫu thuộc thế hệ Gen Z được thu thập tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2022, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính bội thông qua phần mềm SPSS. Kết quả phân tích phát hiện Sự tin cậy tác động mạnh nhất đến Thái độ.
Phát triển công nghệ ngân hàng số thúc đẩy mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Phát triển công nghệ ngân hàng số thúc đẩy mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng thực chất là phát triển công nghệ ngân hàng số tại tất cả các ngân hàng thương mại, định chế tài chính phi ngân hàng và các loại hình tổ chức tín dụng khác. Công nghệ số thúc đẩy phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng của thanh toán điện tử, thanh toán trên các thiết bị di động, thúc đẩy các hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ và thanh toán trên mạng Internet của cá nhân, giao dịch điện tử của doanh nghiệp. Thực tế này thấy rất rõ trong những năm qua, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
Chuyển đổi số và những vấn đề đặt ra trong phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng ở Việt Nam

Chuyển đổi số và những vấn đề đặt ra trong phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng ở Việt Nam

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc ứng dụng các công nghệ là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh thế giới đang chuyển sang giai đoạn mới, kỷ nguyên số hóa, cùng những thay đổi sâu sắc cấu trúc ngành nghề kinh tế và chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu do đại dịch COVID-19. Bài viết phân tích xu hướng chuyển đổi số, đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực dịch vụ tài chính-ngân hàng ở Việt Nam, qua đó nhận diện các vấn đề đặt ra đối với phát triển dịch vụ tài chính-ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số.
Phát triển thanh toán điện tử trên nền tảng công nghệ số trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Phát triển thanh toán điện tử trên nền tảng công nghệ số trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Thời gian qua, đặc biệt là 2 năm gần đây, nền kinh tế bị tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19, hệ thống Ngân hàng Việt Nam tập trung thực hiện nhiều biện pháp phát triển thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số. Các biện pháp được triển khai thanh toán điện tử khá toàn diện, từ hoàn thiện môi trường pháp lý, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh đầu tư công nghệ và hạ tầng kỹ thuật thanh toán tiện ích và hiện đại, đến đào tạo cán bộ và giới thiệu, hướng dẫn và tư vấn sử dụng cho khách hàng.
Thanh toán điện tử lên ngôi trong đại dịch COVID-19

Thanh toán điện tử lên ngôi trong đại dịch COVID-19

Trong kỷ nguyên số 4.0, các hình thức thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ trong hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam, giúp khách hàng dễ dàng giao dịch vào bất cứ thời điểm nào, tại bất kỳ đâu. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây dịch COVID-19 bùng phát, mặc dù gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế nhưng lại là cú huých thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt phát triển bùng nổ.