Logistics - Công cụ thích ứng với thuế tối thiểu toàn cầu

Logistics - Công cụ thích ứng với thuế tối thiểu toàn cầu

Quốc gia nào cũng cần lực lượng doanh nghiệp nội địa đủ mạnh để trung hoà ảnh hưởng những con sóng trên thị trường do các doanh nghiệp đa quốc gia tạo nên. Khi có sự cạnh tranh lành mạnh, chi phí logistics sẽ về mức giá hợp lý, và trở thành nhân tố thu hút, giữ chân các “đại bàng” FDI khi quy định thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu chỉ còn tính bằng tháng.
Thuế tối thiểu toàn cầu: Những vấn đề đặt ra và giải pháp ứng phó

Thuế tối thiểu toàn cầu: Những vấn đề đặt ra và giải pháp ứng phó

Thuế tối thiểu toàn cầu là một loại thuế do các nước G20 và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng với mục tiêu phân chia quyền đánh thuế giữa các nước, thực hiện đánh giá việc phân bổ phần lợi nhuận của các doanh nghiệp (DN) và xây dựng các nguyên tắc phân bổ lợi nhuận toàn cầu; đảm bảo rằng tất cả các DN hoạt động đầu tư quốc tế đều phải nộp mức thuế tối thiểu. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần chủ động thực hiện ban hành chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu để các DN đầu tư nước ngoài đang được hưởng ưu đãi thuế tại Việt Nam nộp phần chênh lệch giữa thuế TNDN thực tế so với thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.
Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu: Tác động và một số kiến nghị

Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu: Tác động và một số kiến nghị

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã đề xuất áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn với mục đích chống Xói mòn Cơ sở thuế và Chuyển lợi nhuận (BEPS) gây thất thu ngân sách nhà nước. Bài viết này xem xét những tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu tới nền kinh tế, đầu tư toàn cầu và Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị đối với việc áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu đạt chuẩn Việt Nam để đồng hành cùng các doanh nghiệp trong tuân thủ nghĩa vụ thuế quốc tế.
Định hướng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu tại một số quốc gia và khuyến nghị với Việt Nam

Định hướng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu tại một số quốc gia và khuyến nghị với Việt Nam

Thuế tối thiểu toàn cầu là chính sách thuế quốc tế nên sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam với tư cách là một quốc gia thu hút và tiếp nhận đầu tư. Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu nội hàm của thuế tối thiểu toàn cầu, định hướng áp dụng của một số quốc gia (đặc biệt các nước có điều kiện tương tự như Việt Nam), bài viết sẽ đánh giá một số tác động và đề xuất giải pháp ứng xử phù hợp đối với Việt Nam.
Cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

Cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

Cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu được hy vọng sẽ tạo ra đột phá và mang lại sự công bằng vì phân bổ lại hơn 220 tỷ USD lợi nhuận từ khoảng 100 các tập đoàn kinh tế đa quốc gia lớn nhất và có lợi nhuận nhiều nhất cho các quốc gia trên toàn thế giới; góp phần tránh tình trạng nhiều nước đua nhau giảm thuế để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hạn chế việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Bài viết này tiếp cận mối quan hệ giữa môi trường đầu tư với việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.
Cạnh tranh thuế và chống xói mòn cơ sở thuế khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Cạnh tranh thuế và chống xói mòn cơ sở thuế khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Ngày 8/10/2021, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra tuyên bố khung giải pháp hai trụ cột để giải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế số, tập trung chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận. Đến nay, khung giải pháp hai trụ cột này đã nhận được sự đồng thuận của 142/142 nước thành viên Diễn đàn hợp tác chung. Bài viết này phân tích bối cảnh ra đời của thuế tối thiểu toàn cầu – một trong hai trụ cột mà OECD và G20 đề xuất và dự báo sự thay đổi của cạnh tranh thuế giữa các quốc gia và những tác động đến hoạt động chống xói mòn cơ sở thuế của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam thời gian tới.
Hoàn thiện chính sách TNDN của Việt Nam trong bối cảnh tham gia Trụ cột 2 về Thuế tối thiểu toàn cầu

Hoàn thiện chính sách TNDN của Việt Nam trong bối cảnh tham gia Trụ cột 2 về Thuế tối thiểu toàn cầu

Việc các thành viên Diễn đàn Hợp tác chung thực hiện các giải pháp chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (Diễn đàn IF) thông qua giải pháp 2 trụ cột, trong đó có Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu vào cuối năm 2021 dự báo sẽ làm thay đổi đáng kể cách thức đánh thuế đối với các công ty đa quốc gia ở nhiều nước trên thế giới. Ảnh hưởng của Trụ cột 2 cũng như ứng phó của các nước khi tham gia Trụ cột 2 đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, cấp bách đối với Việt Nam trong việc rà soát, điều chỉnh các chính sách có liên quan, trong đó có chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Qua đó, một mặt đảm bảo dành được quyền thu thuế của Việt Nam khi Trụ cột 2 được các nước triển khai áp dụng, mặt khác tiếp tục duy trì được sự hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước.
Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu đến doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu đến doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Hiện tại, các nước đã công bố luật áp dụng hoặc có kế hoạch sửa đổi, bổ sung nội luật để thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024; trong đó Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… là những nước có số vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam. Để bảo đảm lợi ích quốc gia về quyền thu thuế và môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta không bị mất lợi thế cạnh tranh do thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu, rất cần phải có các giải pháp sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan. Bài viết này phân tích những tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI từ thực tế hoạt động quản lý thuế.
Thuế tối thiểu toàn cầu có thể tác động đến vị thế cạnh tranh của Việt Nam

Thuế tối thiểu toàn cầu có thể tác động đến vị thế cạnh tranh của Việt Nam

Thuế tối thiểu toàn cầu dự báo có thể tác động đến vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên nhiều phương diện. Chia sẻ với phóng viên, ông Lưu Đức Huy - Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho biết, Tổng cục Thuế sẽ đề xuất áp dụng quy định về thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) và quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR) để thực thi thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.