Năm 2021, mặc dù bị tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19, nhưng xuất nhập khẩu hàng hoá tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam, với tổng kim ngạch đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020, trong đó xuất khẩu tăng 19%. Kết quả này đã đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Triển vọng xuất khẩu năm 2022 có phát huy được những kết quảđạt được vàtiếp tục chinh phục đỉnh cao mới là vấn đề được phân tích trong bài viết.
Ngày 15/3/2022 - ngày mở cửa hoàn toàn thị trường du lịch trở lại có thể coi là dấu mốc lịch sử với ngành công nghiệp không khói của Việt Nam. Dẫu vậy, giới chuyên môn cho rằng, nếu không có những chính sách đột phá, những giải pháp tổng thể, đồng bộ và sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thì rất khó để hồi phục du lịch.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 toàn cầu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, chúng ta vẫn đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, kiểm soát lạm phát dưới 4%.
Chính phủ vừa quyết nghị đồng ý chủ trương ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tài khóa 2020.
Chính sách miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam cho công dân 13 nước được thực hiện trong thời hạn 3 năm (kể từ ngày 15/3/2022 đến hết ngày 14/3/2025) và sẽ được xem xét gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trước bối cảnh giá nhiên liệu thế giới tăng cao và thiếu hụt nguồn cung trong nước, HSBC đưa ra cảnh báo rủi ro lạm phát liên quan đến nhiên liệu cần được các nhà làm chính sách tại Việt Nam đặc biệt lưu tâm.
Những năm gần đây, cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới theo hướng có lợi cho các nền kinh tế “thâm dụng” công nghệ và làm giảm vị thế của các nền kinh tế “thâm dụng” tài nguyên khoáng sản, hay “thâm dụng” lao động.
Nhận định trên được ông Gareth Ward, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam đưa ra tại buổi Hội thảo công bố Báo cáo "Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật số trong cải cách quy định kinh doanh - Kinh nghiệm tốt quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam", do Văn phòng Chính phủ (VPVP) phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tổ chức chiều ngày 10/3.
Bài viết đề cập vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài chính từ góc độ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; tìm hiểu kinh nghiệm và thông lệ quốc tế trong bảo vệ người tiêu dùng tài chính, đồng thời đưa ra một số giải pháp bảo vệ người tiêu dùng tài chính cũng như nâng cao vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo vệ người gửi tiền tại Việt Nam.