Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 5/2021 ước tính đạt 34,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 133,4 nghìn tỷ đồng, bằng 28,7% kế hoạch năm và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 bằng 22,8% và tăng 16,2%).
Mặc dù bong bóng tài sản rất khó xảy ra với chứng khoán và bất động sản theo đánh giá của cơ quan chức năng, song rủi ro của các lĩnh vực này đã hiện hữu cục bộ.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh miền Trung trong giai đoạn 2016-2020 đạt 9%/năm; quy mô GRDP năm 2020 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2010. Mặc dù vậy, khu vực này vẫn là “vùng trũng” của kinh tế đất nước. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, thiếu bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm...
Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc luôn là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam khi luôn dẫn đầu về đầu tư của nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, với sự góp mặt của hầu hết tập đoàn lớn. Hàn Quốc hiện đứng vị trí số một với tổng số hơn 9.000 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký đạt trên 71,5 tỷ USD đầu tư tại Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 98,7 nghìn tỷ đồng, bằng 21,5% kế hoạch năm 2021 và tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 4 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 545,9 triệu USD, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/3/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước.
Sau hơn ba thập niên mở cửa, Việt Nam đã đạt được không ít thành tựu về lượng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nguồn vốn FDI đóng góp lớn trong tăng trưởng kinh tế (GDP), vốn đầu tư, xuất nhập khẩu, thu ngân sách địa phương và tạo việc làm.