Trên thực tế, việc giải ngân vốn ODA đang gặp nhiều vướng mắc nên cần sớm có các giải pháp thúc đẩy thanh toán nguồn ngoại lực quan trọng này để góp phần vào tăng trưởng kinh tế năm 2023.
Chiều 12/4/2023, tại trụ sở Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng đã có cuộc tiếp và làm việc với bà Pauline Tamesis – Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), An Giang cần huy động các nguồn vốn ngoài nước chiếm khoảng 30% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, Tỉnh ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực tạo động lực tăng trưởng, phát triển hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân.
Ngày 8/4/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký Công điện số 307/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
Sáng ngày 5/1/2022, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai công tác năm 2022. Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đề nghị đơn vị tiếp tục quản lý hiệu quả vốn ODA, vốn vay nước ngoài, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022.
Đây là một trong những nội dung quan trọng về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài được quy định rõ tại Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ.
Ngày 15/12/2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2109/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025".
Theo Quyết định số 2109/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021- 2025”, sẽ bố trí tổng số vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài dự kiến khoảng 527,1 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2021-2025. Trong Đề án này, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tập trung triển khai một số nhóm giải pháp trọng tâm.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) 8 tháng đầu năm đạt 244,9 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1% kế hoạch năm và giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn NSNN trong tháng 8 giảm 7,1% so với tháng 7, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm trước.