Quy tắc độc lập tài chính cá nhân cần nắm bắt

Theo tieudunghay.com

(Tài chính) Phân bổ tiền thông minh là cách để bạn vượt qua bất kể thị trường tài chính lên hay xuống và cũng là cách bạn tránh được những rủi ro khi đầu tư.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
1. Tự mình chi trả trước tiên

Độc lập tài chính là điều không thể trừ khi bạn học cách đặt năng lực tài chính của mình lên hàng đầu. Giả sử bạn có một hóa đơn cần phải thanh toán, chẳng hạn như hóa đơn tiền điện, hoặc các yêu cầu thiết yếu khác, ngay cả nếu bạn chỉ có thể tự mình chi ra được 20 USD, thì cũng hãy tự trả. Dần dà bạn sẽ có năng lực chi trả nhiều hơn rất nhiều, và bạn sẽ thấy mừng là mình đã tạo được thói quen tự chi trả đầu tiên.

2. Đầu tư tiền tiết kiệm một cách thông minh

Điều đầu tiên trong những điều đầu tiên, bạn cần một quỹ khẩn cấp - chi phí sống trong 3 - 6 tháng - và đó phải là tiền mặt để bạn sẵn sàng cho mọi tình huống không dự đoán trước được (mất việc, hỏng ôtô, vấn đề sức khỏe…).

Sau đó, sẽ là ưu tiên cho việc bạn sẽ đầu tư tiền của mình vào đâu.

3. Xây dựng một danh mục mà bạn có thể duy trì bất kể thị trường lên hay xuống

Phân bổ tiền thông minh là cách để bạn vượt qua bất kể thị trường chứng khoán lên hay xuống. Vậy nên để bao nhiêu phần trăm tiền vào cổ phiếu và bao nhiêu phần trăm vào trái phiếu?

Một quy tắc thú vị là lấy 110 trừ đi tuổi của bạn để biết nên đầu tư bao nhiêu vào cổ phiếu và phần còn lại là vào trái phiếu. Ví dụ, một người 40 tuổi, nghĩa là người đó nên đầu tư 70% vào cổ phiếu và 30% vào trái phiếu. Đó là tỷ lệ tốt để khởi đầu, nhưng sau đó bạn nên điều chỉnh lại phù hợp vào khả năng chấp nhận rủi ro của mình.

Và lượng tiền mà bạn sẽ cần để sử dụng trong 5 năm tới không nên đặt vào cổ phiếu, mà nên đặt vào chứng chỉ tiền gửi, các quỹ tiền tệ, hoặc đơn giản là tiền mặt gửi trong ngân hàng. Đừng đặt số tiền này vào rủi ro.

Nếu bạn không thực sự quan tâm đến việc quản lý một danh mục cổ phiếu, bạn nên ủy thác. Nhưng đừng trả phí quá nhiều cho việc này. Các quỹ đầu tư chỉ số cũng có thể là một lựa chọn. Điều thiết yếu là tránh những quỹ có chi phí cao.

4. Hãy nhìn vào mâu thuẫn lợi ích trước khi bạn sử dụng bất cứ dịch vụ tài chính nào

Trước khi hành động dựa trên bất cứ một lời tư vấn từ chuyên gia tài chính nào, hãy hỏi 2 câu hỏi: Họ được trả công như thế nào cho lời tư vấn đó (đó là lý do vì sao chúng ta thích những nhà tư vấn chỉ thu phí hơn là những nhà tư vấn được trả bằng hoa hồng); cá nhân họ có đầu tư vào những khoản mà họ đang tư vấn cho chúng ta hay không?

Bạn cần phải cảm thấy thoải mái với câu trả lời, và mọi khía cạnh của giao dịch phải được lý giải rõ ràng.

5. Mua bảo hiểm định kỳ

Nếu bạn có gia đình - đặc biệt là có trẻ nhỏ - hãy mua đủ bảo hiểm cho những tình huống như bạn qua đời hay mất nguồn thu nhập, để tài sản của bạn có thể đủ để trả nợ và lo chi phí cho con cái cho đến khi chúng học đại học. Trong phần lớn các trường hợp, bảo hiểm định kỳ sẽ đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của bạn.

6. Đừng mua quá nhiều nhà

Ngôi nhà to của bạn sẽ nhanh chóng chuyển thành nhà tù khi mà tất cả tiền của bạn đều bị chôn chặt trong đó. Hãy bắt đầu với nguyên tắc này: đừng chi quá 300% tổng thu nhập của cả gia đình.

Một nguyên tắc nữa là không trả nhiều hơn 150 - 200 tiền thuê hàng tháng của một bất động sản tương đương. Tất cả những điều này để nói rằng, không mua nhà trừ khi bạn lên kế hoạch để chi ít nhất 7 năm vào trong lĩnh vực đó.

7. Hãy bảo vệ những người thân thương của bạn khỏi những mối quan hệ tài chính và cảm xúc trong những thời điểm tồi tệ nhất

Trong khoảng thời gian ốm đau, mất khả năng lao động hoặc tử vong, sẽ có ba thứ tài liệu giúp được người thân yêu của bạn: di chúc, giấy ủy quyền, và di chúc sống.

Nếu bạn là một người trưởng thành và có một khoản tiết kiệm đáng kể, bạn cần phải có một văn bản chuyên nghiệp của ba loại trên. Điều đó thực sự quan trọng, và bạn nên dùng bản cứng thay vì các bản trực tuyến.