Thích online nhưng lơ là bảo mật

Theo Kim Thanh/sggp.org.vn

Nghiên cứu mới nhất của Kaspersky cho thấy 60% người dùng internet tại Đông Nam Á nhận thấy thời gian trực tuyến của họ đã tăng nhiều trong thời gian qua, tuy nhiên 38% thừa nhận rằng cuộc sống bận rộn nên không chú ý đến an toàn khi online

Phần mềm gián điệp, một phần mềm được cài đặt mà không có sự đồng ý của chủ thiết bị, gây ra lo lắng cho 30% người dùng trực tuyến tại Đông Nam Á.
Phần mềm gián điệp, một phần mềm được cài đặt mà không có sự đồng ý của chủ thiết bị, gây ra lo lắng cho 30% người dùng trực tuyến tại Đông Nam Á.

Với tiêu đề “Kết nối hơn bao giờ hết: Làm thế nào để xây dựng Vùng An toàn Kỹ thuật số (Digital Comfort Zones)”, cuộc khảo sát tiến hành vào tháng 5 -2020 được tham gia bởi 760 người dùng trực tuyến tại Đông Nam Á đã tìm hiểu sâu hơn về cách người dùng tạo ra vùng kết nối internet an toàn cho bản thân trong thời gian giãn cách vì đại dịch.

Theo báo cáo từ Kaspersky, 5 hoạt động phổ biến nhất mà người dùng ở Đông Nam Á chuyển sang trực tuyến là mua sắm (64%), trò chơi trực tuyến và phát trực tuyến nội dung (58%), kết nối với gia đình và bạn bè (56%) , thực hiện giao dịch tài chính (47%) và tham gia các lớp đào tạo trực tuyến (39%).

Thích online nhưng lơ là bảo mật - Ảnh 1

Vệc thực hiện các hoạt động trực tuyến tuy thuận tiện trong thời điểm giãn cách, nhưng lại khiến không ít người dùng lo ngại. Đặc biệt, phần lớn những người được hỏi (81%) lo ngại về việc hẹn hò trực tuyến, chứng tỏ rằng những người độc thân ở Đông Nam Á vẫn thích gặp mặt trực tiếp hơn.

69% người dùng lo ngại khi thực hiện giao dịch tài chính trực tuyến và 62% cảm thấy không thoải mái khi tham gia họp trực tuyến. Tỷ lệ người dùng tỏ ra lo lắng về an ninh mạng đối với hoạt động “networking” trực tuyến là 60% và kết nối với gia đình và bạn bè trực tuyến là 54%. 

Khi được hỏi về mức độ lo lắng, 42% người được hỏi thừa nhận sợ ai đó truy cập thông tin tài chính; 37% lo lắng về việc các tài liệu cá nhân có thể bị bên thứ ba truy cập, trong khi 35% lo sợ bị kiểm soát thiết bị thông qua kết nối internet không an toàn.

Phần mềm gián điệp, một phần mềm được cài đặt mà không có sự đồng ý của chủ thiết bị, gây ra lo lắng cho 30% người dùng trực tuyến tại Đông Nam Á. Trong khi đó, 30% người dùng đang tìm cách chống lại việc bị theo dõi vị trí bởi các tổ chức, trang web hoặc cá nhân khác.

Ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết: “Nghiên cứu mới nhất của chúng tôi cho thấy hầu hết người dùng trong khu vực hiện dành từ 5 đến 10 giờ để online mỗi ngày, và điều này hoàn toàn dễ hiểu. Đông Nam Á luôn là khu vực tập trung đông đảo người dùng trẻ và hoạt động trực tuyến tích cực. Sự khác biệt trong thời gian này là các hoạt động trực tuyến đều được thực hiện tại nhà, từ họp hành, mua sắm, giao dịch tài chính, tham gia lớp học, giao tiếp xã hội… Có thể thấy công nghệ đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống chúng ta, nhưng đồng thời cũng cần suy xét lại về hoạt động bảo mật mạng gia đình trước những mối đe dọa trực tuyến ”.

Để người dùng xây dựng bảo mật tốt hơn cho thiết bị, Kaspersky đề xuất:

• Thay đổi cách nhìn về an ninh mạng. Bất cứ ai sở hữu dữ liệu và tiền đều có thể trở thành mục tiêu của tội phạm mạng.

• Sử dụng mật khẩu mạnh trên tất cả các tài khoản và thiết bị, bao gồm cả bộ định tuyến tại nhà.

• Sử dụng Privacy Checker giúp cài đặt hồ sơ mạng xã hội ở chế độ riêng tư. Công cụ khiến các bên thứ ba khó tìm thấy thông tin cá nhân của bạn hơn.

• Cài đặt các giải pháp bảo mật điểm cuối để giúp thiết bị được bảo vệ khỏi phần mềm độc hại.

Đối với người dùng đang làm việc tại nhà, chúng tôi đề xuất:

• Thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu quan trọng để bảo vệ dữ liệu và thiết bị của công ty, bao gồm bật bảo vệ bằng mật khẩu, mã hóa thiết bị làm việc và đảm bảo dữ liệu luôn được sao lưu

• Đảm bảo thiết bị, phần mềm, ứng dụng và dịch vụ được cập nhật các bản vá mới nhất

• Cài đặt phần mềm bảo mật uy tín, như Kaspersky Endpoint Security Cloud, trên tất cả các thiết bị đầu cuối, bao gồm cả thiết bị di động.