Liên thông các thủ tục về khởi sự kinh doanh, bước tiến lớn của Việt Nam

Thanh Dương

Theo đánh giá tại Doing Business 2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện quy trình khởi sự kinh doanh ở Việt Nam bao gồm 08 thủ tục, với tổng thời gian thực hiện là 16 ngày. Với việc ban hành Nghị định 122/2020/NĐ-CP về liên thông các thủ tục về khởi sự kinh doanh, thời gian sẽ rút xuống còn 3 thủ tục với 6 ngày. Điều này sẽ giúp tạo nên bước tiến lớn trong khởi sự kinh doanh ở Việt Nam.

WB cho rằng với việc áp dụng Nghị định sẽ cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam.
WB cho rằng với việc áp dụng Nghị định sẽ cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 122/2020/NĐ-CP về liên thông các thủ tục về khởi sự kinh doanh. Với Nghị định vừa được Chính phủ thông qua, quy trình khởi sự kinh doanh ở Việt Nam giảm từ 8 thủ tục với 16 ngày xuống còn 3 thủ tục với 6 ngày. Điều này sẽ giúp tạo nên bước tiến lớn trong khởi sự kinh doanh ở Việt Nam.

Nghị định được xây dựng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện liên thông, cắt giảm các thủ tục không cần thiết trong thành lập doanh nghiệp; cấp mã số đơn vị; khai trình việc sử dụng lao động; sử dụng hóa đơn.

Bên cạnh đó, Nghị định được xây dựng với các mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, thông qua các giải pháp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, giảm khối lượng thông tin cần kê khai, giảm số lượng cơ quan nhà nước cần tiếp xúc.

Đồng thời, quy định tại Dự thảo Nghị định vẫn phải đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước của từng ngành. Các quy định được xây dựng nhằm tạo thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp, nhưng công tác quản lý nhà nước vẫn cần được đảm bảo.

Với việc áp dụng Nghị định sẽ cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thông qua việc giảm bớt số lượng thủ tục, hồ sơ, chi phí, thời gian thực hiện thủ tục gia nhập thị trường tại nước ta.

Sau khi Nghị định được Chính phủ thông qua, ban hành và có hiệu lực, thì quy trình khởi sự kinh doanh ở Việt Nam giảm từ 8 thủ tục với 16 ngày xuống còn 3 thủ tục với 6 ngày. Điều này sẽ giúp tạo nên bước tiến lớn trong khởi sự kinh doanh ở Việt Nam. 

Đặc biệt, việc liên thông, trao đổi thông tin qua mạng điện tử giữa cơ quan quản lý nhà nước cũng làm giảm số lượng đầu mối cơ quan nhà nước tiếp nhận và trả kết quả: doanh nghiệp sẽ chỉ cần nộp hồ sơ kê khai các thông tin tại cơ quan đăng ký kinh doanh, thay vì nộp hồ sơ tại 04 cơ quan như hiện nay (cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan thuế).

Trong đó, với việc tích hợp 04 thủ tục thủ tục đăng ký doanh nghiệp: khai trình việc sử dụng lao động, đăng ký bảo hiểm, đề nghị tự in hóa đơn và mua hóa đơn chiếm 13 ngày có thể rút ngắn được tối đa thời gian gia nhập thị trường của doanh nghiệp, cụ thể là: (1) Thời gian cấp đăng ký doanh nghiệp; (2a) Sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; (3) Khai trình việc sử dụng lao động; (4) Đăng ký mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được thực hiện trong thời hạn 03 ngày (đúng thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp), thay vì 13 ngày như hiện nay.

Bên cạnh đó, việc đề nghị mua hóa đơn của doanh nghiệp (2b) vẫn được thực hiện tại cơ quan thuế trong thời hạn 02 ngày (theo quy định tại Thông tư số 37/2017/TT-BTC).

Ngoài ra, ngày 24/02/2020, Chính phủ  đã ban hành Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài. Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 1, Nghị  định số 22/2020/NĐ-CP, thì doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc bắt đầu sản xuất kinh doanh. Như vậy, sau khi Nghị định số 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (từ ngày 25/02/2020), việc nộp lệ phí môn bài không còn thuộc quy trình khởi sự kinh doanh.

Cùng với đó, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2020, theo đó đã bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu con dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Do vậy, từ thời điểm Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực thi hành (01/01/2021), thủ tục thông báo mẫu con dấu cũng không còn trong quy trình khởi sự kinh doanh tại Việt Nam.

Như vậy, sau khi Nghị định được Chính phủ thông qua, ban hành và có hiệu lực, thì quy trình khởi sự kinh doanh ở Việt Nam giảm từ 8 thủ tục với 16 ngày xuống còn 3 thủ tục với 6 ngày. Điều này sẽ giúp tạo nên bước tiến lớn trong khởi sự kinh doanh ở Việt Nam.