Đồng Rúp tiếp tục tăng giá trước hàng loạt lệnh trừng phạt

Theo Nguyễn Long/diendandoanhnghiep.vn

Tỷ giá đồng Rúp của Nga so với USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. Đồng Rúp phục hồi trong bối cảnh được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát vốn từ Nga.

Đồng Rúp dường như ít chịu ảnh hưởng từ quyết định tăng lãi suất của Fed trong tuần này.
Đồng Rúp dường như ít chịu ảnh hưởng từ quyết định tăng lãi suất của Fed trong tuần này.

Đồng Rúp của Nga đã tăng mạnh trở lại kể từ đợt giảm sâu vào thời điểm Nga phát động chiến sự ở Ukraine.

Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 5/5, đồng Rúp của Nga đã tăng lên 65,31 Rúp đổi 1 USD vào đầu giờ giao dịch tại Sở Giao dịch Moscow và tăng lên mức 66,14 Rúp đổi một 1 USD, tăng hơn 0,2% so với thời điểm thị trường đóng cửa vào ngày trước đó.

Đồng Rúp tiếp tục tăng giá trước hàng loạt lệnh trừng phạt - Ảnh 1

Đồng Rúp đã tăng giá trong vài tuần qua nhờ các công ty xuất khẩu bắt buộc phải chuyển đổi ngoại tệ. Ngoài ra, Rúp tăng giá còn do nhu cầu đối với USD và Euro suy yếu trong bối cảnh nhập khẩu suy giảm và các hạn chế đối với các giao dịch xuyên biên giới.

Biến động của đồng Rúp rõ nét hơn bình thường do tính thanh khoản của thị trường bị suy giảm do các hạn chế của ngân hàng trung ương được thiết kế để hỗ trợ ổn định tài chính sau khi Nga gửi hàng chục nghìn quân vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2.

Trong khi đó, hoạt động giao dịch đang giảm dần do thị trường chỉ mở cửa trong ba ngày trong tuần này vào giữa kỳ nghỉ tháng 5 kéo dài của Nga.

So với đồng Euro, đồng Rúp mạnh hơn 1% ở mức 69,77 Rúp đổi 1 Euro, đây là mức dao động được nhìn thấy lần cuối vào tháng 2/2020.

Các đề xuất về các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga, bao gồm cả lệnh cấm vận dầu mỏ, được chú trọng khi phương Tây tìm cách gia tăng sự cô lập của Moscow.

Đáng chú ý, đồng Rúp đã tăng mạnh trở lại kể vào khoảng thời gian Tổng thống Nga ông Vladimir Putin tuyên bố các quốc gia không thân thiện với Nga sẽ phải thanh toán hợp đồng mua khí đốt bằng đồng Rúp.

Các nước thiếu thân thiện mà Tổng thống Putin đề cập gồm Mỹ, Anh, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, 27 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nước, vùng lãnh thổ khác.

Cho đến nay trong năm nay, châu Âu đã chi 200 triệu đến 800 triệu Euro (880 triệu USD) mỗi ngày cho khí đốt của Nga, việc chuyển đổi giá trị đó thành rúp sẽ là một động lực rất lớn đối với họ.

Đáng chú ý, kể từ khi sau khi bị các nước phương Tây áp đặt hàng loạt các lệnh trừng phạt trong hơn 1 tháng qua, khiến đồng nội tệ của Nga liên tục mất giá, đến nay, sau hơn 1 tháng xảy ra chiến sự giữa Nga và Ukraine, đồng Rúp đã dần quay lại “quỹ đạo” ổn định như trước khi chiến sự nổ ra.

Bên cạnh đó, đồng Rúp ít phản ứng trước động thái tăng lãi suất chuẩn qua đêm của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) lên nửa điểm phần trăm, mức tăng lớn nhất trong 22 năm.

Dmitry Polevoy, người đứng đầu bộ phận đầu tư của LockoInvest, cho biết tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ của Mỹ đối với thị trường Nga đã bị bóp méo bởi các lệnh trừng phạt và hạn chế đầu tư. Nhưng Nga vẫn sẽ cảm nhận được những tác động thông qua lạm phát toàn cầu và giá cả hàng hóa.

Các chỉ số chứng khoán của Nga đều tăng. Chỉ số RTS tính bằng đô la tăng 2,7% lên 1.144,0 điểm. Chỉ số MOEX của Nga dựa trên đồng Rúp cao hơn 1,2% ở mức 2.402,0 điểm.

Các nhà phân tích của Promsvyazbank cho biết: “Nhờ bối cảnh bên ngoài được cải thiện, thị trường chứng khoán Nga có thể cố gắng phục hồi những tổn thất của ngày hôm qua nếu không có tin tức về các lệnh trừng phạt mới”, các nhà phân tích của Promsvyazbank cho biết thêm rằng MOEX có thể đạt mức cao nhất 2.450 trong ngày.