Nhóm các nước sản xuất dầu quyền lực nhất thế giới và những toan tính về sản lượng

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

“Động thái mới nhất của nhóm các nước tiêu thụ dầu trên ảnh hưởng đến khả năng quản lý thị trường của OPEC”, giám đốc điều hành bộ phận năng lượng và khí hậu tại tập đoàn Eurasia – ông Raad Alkadiri cho hay.

Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Trong cuộc họp vào ngày thứ Năm tuần này, không còn nghi ngờ gì nữa, các nước sản xuất dầu mỏ thuộc OPEC, Nga và một số nước sản xuất dầu lớn của thế giới sẽ quan tâm nhiều nhất đến việc sản lượng dầu sẽ là bao nhiêu.

Theo Nytimes, họ sẽ muốn đảm bảo rằng việc giá dầu sụp đổ trong phiên ngày thứ Sáu tuần trước, có nguyên nhân từ những thông tin liên quan đến biến chủng COVID-19 mới, sẽ không tái diễn.
“Họ muốn đưa ra cái gọi là mức sàn cho giá dầu”, trưởng bộ phận địa chính trị tại tổ chức nghiên cứu Energy Aspects – ông Richard Bronze, nhấn mạnh.

Tuy nhiên nhóm các nước sản xuất dầu vốn được biết đến với cái tên OPEC Plus, cũng đồng thời cần phải cân nhắc đến thông báo vào tuần trước của Mỹ và nhiều nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới trong đó có Trung Quốc về việc sẽ xả hàng chục triệu thùng dầu dự trữ với mục tiêu giảm được giá cả xăng dầu đến người tiêu dùng.

Theo các chuyên gia phân tích, động thái mới nhất sẽ có thể ngăn giá dầu bán ra thị trường tăng mạnh vào đầu năm sau, nó cũng giống như hành động phản đối chống lại OPEC+ bởi các khách hàng của nhóm này.

“Động thái mới nhất của nhóm các nước tiêu thụ dầu trên ảnh hưởng đến khả năng quản lý thị trường của OPEC”, giám đốc điều hành bộ phận năng lượng và khí hậu tại tập đoàn Eurasia – ông Raad Alkadiri cho hay.

Vấn đề được quan tâm nhiều nhất tại cuộc họp này chính là liệu nhóm có tiếp tục với kế hoạch nâng sản lượng 400.000 thùng dầu/ngày từ tháng 1/2022, đây là một phần trong nỗ lực tăng nguồn cung khi mà nhiều nền kinh tế trên thế giới hồi sinh sau khoảng thời gian phong tỏa do đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên khi mà những yếu tố bất ổn liên quan đến biến chủng Omicron tăng lên và cách làm sao để phản ứng khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố xả dự trữ chiến lược, hiện chưa rõ các bộ trưởng năng lượng sẽ phản ứng như thế nào.

Thái tử Saudi Arabia và đồng thời là Bộ trưởng Năng lượng Abdulaziz bin Salman trong một cuộc họp gần đây đã nhấn mạnh rằng những nước như Saudi Arabia cần đến nguồn thu từ dầu để có tiền chi trả cho mục tiêu thay đổi trọng tâm nền kinh tế ra khỏi dầu mỏ.

Ông Bronze cho biết nhiều quan chức ngành năng lượng Mỹ, đặc biệt những người đại diện cho ngành năng lượng Saudi Arabia, lo sợ về khả năng giá dầu sẽ biến động theo hướng suy giảm, đó là khi giá dầu có thể sẽ vẫn giảm sâu sau khi sụt mạnh vào phiên ngày thứ Sáu tuần trước.

Theo các chuyên gia phân tích, giới chức ngành năng lượng cần quan tâm đến thực tế rằng giá dầu từng giảm sâu trong những tháng đầu của đại dịch năm 2020, giá dầu tương lai rớt xuống ngưỡng âm. Ngoài ra, cũng cần phải nhắc lại rằng vào năm 2014, Saudi Arabia từng tạm thời rời khỏi các nỗ lực điều tiết thị trường.

Chính nhóm OPEC+ đã đứng đằng sau việc đẩy giá dầu tăng hơn 50% trong năm nay thông qua việc kiểm soát nguồn cung chặt chẽ và bản thân chính các nước thành viên thuộc nhóm này cũng không muốn thành quả tăng đó biến mất.

Theo nhận định của ông Bronze và nhiều chuyên gia phân tích khác, những nỗi lo như được nói đến ở trên có thể khiến OPEC hoãn đi một số chương trình nhằm tăng nguồn cung hàng tháng. Thậm chí OPEC+ có thể sẽ tính đến giảm sản lượng, dù rằng lựa chọn đó khó xảy ra.

Bởi hiện tại vẫn còn quá sớm để biết tác động của biến chủng Omicron lên kinh tế thế giới như thế nào, động thái dễ làm nhất chính là vẫn tiếp tục với kế hoạch đã định trước và chờ cho đến cuộc họp tiếp theo của nhóm vào tháng 1.