Thách thức tiếp theo của NHTW Nhật là thoát khỏi di sản nới lỏng của Kuroda

Theo Hoàng Nguyên/Reuters

Với Thống đốc NHTW Nhật (BOJ) Haruhiko Kuroda, cuộc tổng tuyển cử vào Chủ Nhật tập trung vào thách thức của việc tháo gỡ chương trình kích thích kinh tế khổng lồ và chính sách kiểm soát đường cong lợi suất mà không làm tổn thương nền kinh tế, vốn đang tăng trưởng nhưng vẫn mong manh.

Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda.
Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda.

Bước tiếp theo sẽ là "đảo ngược" kích thích

Với lạm phát thấp hơn mục tiêu 2%, BOJ loại bỏ bất kỳ sự thoái lui nào nào khỏi chính sách cực kỳ dễ dàng của Kuroda trong tương lai gần.

Tuy nhiên, ngày càng có cảnh báo trong BOJ về việc liệu nó có thể duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng trong bao lâu khi chi phí gia tăng và lợi ích giảm, những người quen thuộc với suy nghĩ của BOJ nói với Reuters.

Họ cho biết, hầu hết các thành viên trong hội đồng quản trị 9 người và các quan chức của BOJ tham gia soạn thảo chính sách tiền tệ đều cảm thấy bước tiếp theo - mặc dù cách thức có thể khác nhau - sẽ đảo ngược cuộc thử nghiệm tiền tệ cực đoan của ông Kuroda, với nền kinh tế trong trạng thái phục hồi.

Tình hình chính trị đang thay đổi càng tạo thếm sức ép đối với vấn đề này. Cụ thể, nhiều đối thủ nặng ký của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đã cảnh báo về chi phí của việc kéo dài nới lỏng tiền tệ. Các đảng đối lập, bao gồm Đảng Hy vọng mới được thành lập do Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike lãnh đạo, muốn thoát khỏi tình trạng quá phụ thuộc vào chính sách tiền tệ.

“BOJ có thể được yêu cầu giải thích thêm tại Quốc hội về việc họ dự định thế nào về việc thoát khỏi chính sách kích thích”, một trong những người quen thuộc với suy nghĩ của BOJ cho biết. “Điều đó sẽ đòi hỏi một số thay đổi trong công tác truyền thông”.

Các quan chức BOJ đang soạn thảo một kế hoạch. Bí quyết là rút lui khỏi gói kích thích được ban hành trong giai đoạn khủng hoảng mà không tạo ấn tượng rằng ngân hàng đang thắt chặt tiền tệ.

Hiện BOJ đang tiến hành giai đoạn đầu của kế hoạch bằng cách cắt giảm quy mô mua trái phiếu với tốc độ hàng năm khoảng 50 nghìn tỷ yên (443 tỷ USD), thấp hơn khoản cam kết nới lỏng là duy trì quy mô khoảng 80 nghìn tỷ yên.

Bước tiếp theo là cho phép lãi suất dài hạn (mà BOJ đã giới hạn ở xung quanh 0%) tăng, phản ánh nhiều hơn những cải thiện trong nền kinh tế, các nguồn tin nói. Theo đó, ngân hàng có thể tăng lợi suất trái phiếu mục tiêu hoặc chuyển nó sang phần ngắn hơn của đường cong lợi suất ngay cả trước khi lạm phát chạm tới 2%.

“Nếu lãi suất dài hạn tăng lên tự nhiên, phản ánh những cải thiện trong nền kinh tế, BOJ có thể không cần phải giảm lợi suất trái phiếu 10 năm ở mức không”, một trong những người nói trên cho biết. Sau đó, nó có thể tăng lãi suất ngắn hạn, mặc dù việc giảm kích cỡ của bảng cân đối có thể phải sau nhiều năm nữa.

Học tập Fed

Sau khi chương trình mua tài sản khổng lồ mà Kuroda bắt đầu triển khai vào năm 2013 không thúc đẩy được lạm phát, hồi tháng 9 năm ngoài BOJ đã quyết định chuyển khung chính sách sang nhắm tới mục tiêu lãi suất. Kể từ đó, ngân hàng đã bắt đầu tranh luận cởi mở hơn về việc thoát khỏi chính sách kích thích khổng lồ của mình.

Phó Thống đốc BOJ Hiroshi Nakaso cho biết BOJ có thể học hỏi từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khi rút lại chương trình kích thích, trong khi một phó thống đốc khác cho biết BOJ đang tiến hành các mô phỏng ra.

Thời gian gần đây, Thống đốc Kuroda cũng thừa nhận rằng việc đạt được mục tiêu lạm phát sẽ mất nhiều thời gian, một sự thay đổi so với lời cam kết mà ông đưa ra năm 2013 rằng mục tiêu lạm phát có thể đạt được trong vòng hai năm. Cũng không còn những lời hăm dọa từ ông về việc sẽ tăng tốc kích cầu để sớm đạt được mục tiêu lạm phát.

Adam Posen - Chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết, việc chuyển sang kiểm soát đường cong lợi suất một năm trước là một sự bình thường hóa chính sách tiền tệ theo một nghĩa hẹp.

“Mọi người nói rằng ngày nay mục tiêu của ngân hàng trung ương là ổn định giá cả hoặc lạm phát ở mức thấp. Nhưng điều chúng tôi thực sự quan tâm là hạnh phúc của người dân”, ông nói. “Tôi không nghĩ rằng (BOJ) cần kích cầu thêm”.

Cái giá của sự trì hoãn

Trong khi đó, việc trì hoãn rút khỏi chính sách cực kỳ lỏng lẻo có thể rất tốn kém. Khi Fed và ECB bắt đầu rút lại các chính sách phi thị trường được triển khai sau khủng hoảng tài chính, sự phân kỳ chính sách giữa các NHTW lớn có thể gây ra sự bất ổn thị trường.

Bị ràng buộc bởi lãi suất gần bằng 0, BOJ có thể bị tụt lại với ít công cụ hơn so với các đồng nghiệp của mình trong việc chống lại một cuộc suy thoái khác.

“BOJ cần bắt đầu bình thường hóa chính sách, ít nhất là từ năm 2018 khi nền kinh tế vẫn còn trong tình trạng tốt”, Izuru Kato - nhà kinh tế trưởng của Totan Research và là một giám sát viên của BOJ nói. “Nếu không, nó sẽ mất đi thời cơ để thoát ra”.

Việc nới lỏng tiền tệ kéo dài có thể gây mất ổn định hệ thống ngân hàng do làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo trong một báo cáo được ban hành trong tháng này.

Tuy nhiên, việc tìm kiếm lối thoát khỏi những năm in tiền khổng lồ không phải là chuyện dễ dàng. Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự giảm dần hiện diện của BOJ có thể khiến thị trường trái bị chấn động do thanh khoản sụt giảm khi ngân hàng đang chiếm khoảng 40% của thị trường.

Các cổ phiếu cũng phụ thuộc nhiều vào hoạt động mua quỹ giao dịch hoán đổi của BOJ, vì vậy bất kỳ sự sụt giảm nào có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và tâm lý của các nhà đầu tư.

Và có một câu hỏi là ai sẽ tiếp tục dẫn dắt BOJ.

Nếu thủ tướng Shinzo Abe tiếp tục nắm giữ quyền lực, đó là một cơ hội tốt để ông tái bổ nhiệm Kuroda thêm một nhiệm kỳ khác, các nhà phân tích nói. Tuy nhiên, ông vẫn phải lưu tâm đến các lời kêu gọi ngày càng tăng về chiến lược rút kích thích.

Trong khi đó Seiko Noda, một bộ trưởng được coi là đối thủ của ông Abe, đã kêu gọi giám sát sự gia tăng chi phí của việc kéo dài chính sách dễ dãi. Hiện ông Abe cũng không còn kêu gọi BOJ làm bất cứ điều gì để đạt được lạm phát 2%, mà chỉ nói rằng ông hy vọng ngân hàng sẽ “tiếp tục nỗ lực” để chấm dứt nạn giảm phát.

“Khiếm khuyết lớn nhất trong khuôn khổ hiện tại của BOJ là sự khó khăn của một lối thoát”, Hideo Kumano, một cựu quan chức của BOJ và hiện đang là kinh tế gia trưởng của Dai-ichi Life Research Institute cho biết. “BOJ đã giữ kín chuyện này, nhưng họ có thể thay đổi lập trường đó nếu diễn biến chính trị bắt đầu thay đổi”.