Thị trường chứng khoán Việt Nam: Cơ hội tháng Một!

Theo ĐTCK

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc khối Phân tích Đầu tư, CTCP Chứng khoán APEC cho rằng, trong tháng 1, TTCK vẫn có những cơ hội tốt cho NĐT.

Với nhiều yếu tố hỗ trợ: tín dụng bắt đầu được khơi thông, kết quả kinh doanh năm 2009 của các DN niêm yết sắp được công bố, triển vọng được bán chứng khoán T+2 trong thưòi gian tới…, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc khối Phân tích Đầu tư, CTCP Chứng khoán APEC cho rằng, trong tháng 1, TTCK vẫn có những cơ hội tốt cho NĐT. Tuy nhiên, cơ hội lên điểm không chia đều cho tất cả các cổ phiếu,

 Mt yếu t đang nâng đỡ th trường như nhn định ca ông là tín dng bt đầu được khơi thông. Liu yếu t này có bn vng khi mà các ngân hàng đang đối mt vi s mt cân đối gia huy động và cho vay, ít nht là t nay đến Tết âm lch, thưa ông?

Chuyện các ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản vào dịp cận Tết âm lịch đã trở thành quy luật. Những tuần cuối năm 2009, các CTCK rất khó vay vốn từ ngân hàng, nhưng sau khi kết thúc năm 2009, các ngân hàng đã tiếp tục cung cấp tín dụng cho lĩnh vực chứng khoán.

 Dấu hiệu cải thiện tín dụng đối với chứng khoán thể hiện khá rõ nét khi khối lượng giao dịch gia tăng. Sau khi thị trường giảm sâu từ ngày 23/10, mức giảm của thị trường một phần do quá trình giải chấp khi chỉ số chứng khoán suy giảm mạnh, tuy nhiên đến nay các NĐT có tỷ lệ nợ vay lớn là không nhiều, dòng tiền trên thị trường đang ở trạng thái cân bằng.

 Trong đó, phần nhiều NĐT đang sử dụng tiền "túi" để giao dịch đã giúp thị trường ổn định và vững vàng hơn, do vậy, các phiên điều chỉnh trong giai đoạn này rất ngắn và lực đỡ khá mạnh.

 Mặt khác, tín dụng "bơm" vào TTCK không đơn thuần từ các tổ chức tín dụng, bởi khi thị trường có triển vọng tích cực, tự thân nó tạo ra lực hút đối với các dòng tiền nhãn rỗi trong nền kinh tế và điều này dường như đang diễn ra.

 Vi nhng lc đỡ khá vng chc như vy, theo ông con "sóng" ln này s đi được bao xa?

 Căn cứ vào diễn biến kinh tế vĩ mô, cũng như các yếu tố hỗ trợ thị trường cả trong và ngoài nước, khi VN-Index vào vùng 520 - 530 điểm đã đạt trạng thái khá cân bằng về cung cầu.

 Có thể VN-Index sẽ gặp trở ngại khi tiếp cận ngưỡng 540 điểm. Tại khu vực này, sẽ xuất hiện những phiên điều chỉnh, nhưng theo tôi NĐT có thể "chờ đợi" những phiên suy giảm để mua cổ phiếu giá tốt. Việc thị trường có điều chỉnh kỹ thuật để NĐT ngắn hạn chốt lời sau giai đoạn tăng kéo dài là tất yếu, tuy nhiên, với sức nâng tốt và những thông tin hỗ trợ, VN-Index sẽ có thể chinh phục ngưỡng cao hơn từ 550 - 570 điểm.

 Hiện nay, nhiều NĐT có nhận định khá lạc quan cho rằng, VN-Index sẽ sớm lên ngưỡng trên 600 điểm, thậm chí 650 điểm, nhưng tôi cho rằng, trong tháng 1, VN-Index sẽ chưa thể vượt qua khu vực 590 điểm. Tuy nhiên, với đà hồi phục của nền kinh tế, việc VN-Index vượt đỉnh cũ 633 (xác lập trong phiên ngày 23/10/2009) trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

 Trong bi cnh th trường như vy, NĐT đang có nhng cơ hi nào, thưa ông?

 TTCK lên điểm, nhưng cơ hội không chia đều cho các nhóm cổ phiếu, mà ngược lại yếu tố phân hoá đang tiếp tục diễn ra mạnh. So với đáy 434,87 điểm xác lập ngày 17/12, nhiều cổ phiếu trên sàn HNX đã tăng tới 60 - 80%.

 Nếu trong danh mục của NĐT còn những cổ phiếu này, thì nên chốt lời sớm và cơ cấu sang nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, thanh khoản cao, giá chưa tăng mạnh (khoảng 20 - 25%). NĐT nên nghiên cứu lịch sử giá, kết hợp với phân tích cơ bản để xây dựng danh mục mới.

 Chốt lời nhóm cổ phiếu tăng mạnh và cơ cấu sang những cổ phiếu có giá hợp lý, thanh khoản cao nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ lợi nhuận. Việc bảo vệ lợi nhuận rất quan trọng, không có "kỹ năng" bảo toàn lợi nhuận, NĐT không thể theo đuổi chứng khoán lâu dài.