Thị trường “gấu” bao phủ khi chứng khoán châu Á sụt giảm 20% từ mức đỉnh

Theo Như Quỳnh/kinhtevadubao.vn

Ngày 24/10, chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 0,5% xuống còn 149,68 lúc 10 giờ 10 phút sáng theo giờ Hồng Kông, sụt giảm 20% từ mức cao nhất so với ngày 26/1/2018.

Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương đã giảm 0,5% xuống còn 149,68 ngày 24/10. Nguồn: kinhtevadubao.vn
Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương đã giảm 0,5% xuống còn 149,68 ngày 24/10. Nguồn: kinhtevadubao.vn
Điều này xảy ra sau khi hầu hết các thị trường chứng khoán trong khu vực giảm mạnh từ 1%-3% trong phiên giao dịch hôm thứ Ba ngày 23/10 do lo ngại về căng thẳng địa chính trị, các nhà đầu tư bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ và nguy cơ suy thoái nền kinh tế toàn cầu. Chỉ số Shanghai Composite đã tiếp tục giảm thêm 0,6% hôm thứ Tư, sau khi tăng 0,4% đầu phiên.
"Chúng tôi chấp nhận thực tế rằng giai đoạn biến động thấp đã kết thúc vào đầu năm nay," Felix Lam, giám đốc quỹ khu vực châu Á Thái Bình Dương của BNP Paribas Asset Management tại Hồng Kông cho biết, "Khi bạn tham gia vào giai đoạn 2 của chu kỳ thị trường - hoặc hợp nhất hoặc điều chỉnh - biến động sẽ tăng lên, vì vậy khi đưa ra quyết định đầu tư, chúng tôi thường ưu tiên chọn những cổ phiếu có tỷ suất an toàn cao hơn".

Dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc liên tục giảm do chiến tranh thương mại đã làm cho chỉ số Shanghai Composite trở thành một trong những chỉ số sụt giảm thấp nhất thế giới năm 2018 và thị trường chứng khoán của quốc gia này đã bỏ ngôi vị thứ hai sau Nhật Bản hồi đầu năm, trở thành thị trường chứng khoán tồi tệ nhất thế giới.

Ngày giao dịch 22/10 được xác nhận là phiên tăng điểm mạnh nhất trong 3 năm qua, tuy nhiên sau đó lại sụt giảm nhanh chóng bất chấp những nỗ lực mạnh mẽ của chính phủ nhằm giảm bớt khủng hoảng thanh khoản cho các công ty tư nhân và củng cố niềm tin vào thị trường chứng khoán.

Cũng có những lý do địa phương hóa đối với sự sụt giảm ở các quốc gia khác, chẳng hạn như một đồng tiền yếu ở Ấn Độ đến lạm phát cao và một đồng Peso mất giá ở Philippines. Những lo ngại về địa chính trị bao gồm cả những căng thẳng leo thang giữa Ả rập Xê út và Mỹ cùng với đồng USD trở nên mạnh hơn là cú đấm cuối cùng.

 Mùa thu nhập quý 3 sẽ là câu trả lời cho thị trường gấu có còn tồn tại hay không. Tất cả mọi chú ý sẽ hướng vào các cổ phiếu công nghệ của Mỹ trong tuần này khi các công ty như Amazon.com, Alphabet, Twitter và Microsoft đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh quý này.

Và khi biến động lịch sử 10 ngày của chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương được hiển thị trong đợt bán tháo toàn cầu tháng 2 vừa qua đã khiến cho một số nhà đầu tư đang thận trọng.

Daryl Liew, giám đốc quản lý danh mục đầu tư của Reyl Singapore Pte, cho biết: “Câu hỏi lớn hơn ở đây là: chất xúc tác cho sự phục hồi bền vững ở các thị trường châu Á là gì? Chúng ta sẽ phải chờ xem một động thái phối hợp hơn nữa từ chính phủ Trung Quốc".