Thị trường vàng và nỗi lo bị làm giá

Theo NĐBND

Hai ngày qua, thị trường đã chứng kiến một cuộc rượt đuổi của giá vàng khi trong buổi sáng 28.9 giá vàng đi xuốëng, nhưng vào chiều cùng ngày giá vàng quay đầu tăng trởã lại và đến sáng qua, 29.9, giá vàng đạt mốëc kỷ lục mớái 31,23 triệåu đồng/lượng. Phải chăng ở đây có yếu tố làm giá của các nhà kinh doanh vàng?

Trong Phiên giao dịch ngày 28.9, các nhà đầu tư cá nhân đã thận trọng hơn khi giá vàng trên thị trường giảm xuống mức 30,7 triệåu đồng/lượng. Giá vàng ở các cửa hàng trên thị trường tự do thay đổi nhanh hơn để thu hút nhà đầu tư. Nhưng với những hỗn độn trên thị trường vàng lâu nay, khi vàng mua ở đâu chỉ có thể bán được ở đó, người dân vẫn tín nhiệm những cửa hàng có uy tín hơn. Một khách mua vàng phàn nàn: giá vàng tăng rồi lại giảm nên giờ mua bán kiểu gì cũng khó. Cửa hàng nhỏ mua vào giá cao hơn nhưng người ta vẫn thích giao dịch ở các cửa hàng lớn hơn.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, lực mua cắt lỗ của giới kinh doanh vàng đã đẩy giá vàng trong nước tăng cao. Việc kinh doanh vàng tài khoản đã bị cấm từ cách đây vài tháng nhưng giới kinh doanh vàng vẫn ngầm thực hiện hình thức ký quỹ từ 7% - 10% để mua bán vàng. Khi giá vàng đạt kỷ lục, nhà đầu tư thường thực hiện lệnh đánh xuống (vay vàng bán, chờ giá xuống mua lại trả). Tuy nhiên, hoạt động này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Vì trên thực tế, kể từ sau khi giá vàng vượt 30 triệu đồng/lượng cho đến nay, chưa có phiên giao dịch nào điều chỉnh giảm giá sâu để nhà đầu tư có thể mua lại. Đó cũng là lý do khiến một số hợp đồng đã phải thực hiện cắt lỗ. Trong khi đó, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ngày càng giãn rộng. 

Các chuyên gia tài chính nhận định, diễn biến bất thường của thị trường vàng và lực mua lớn trong những ngày gần đây cho thấy, có dấu hiệu làm giá của giới đầu cơ, nhất là ở các tiệm vàng nhỏ. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC đã phải chuyển 30 kg vàng (tương đương khoảng 800 lượng) từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng phải chuyển khoảng 1.000 lượng vàng ra Hà Nội. Trên thực tế, không có những yếu tố khách quan bên ngoài như giá thế giới tăng, tỷ giá tăng tác động đến giá vàng nên chuyện giá vàng tăng giảm đột biến cho thấy dấu hiệu làm giá. Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà kinh doanh vàng Đỗ Minh Phú cho rằng: việc cấp giấy phép nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ là một giải pháp hợp lý để chấn chỉnh tình trạng này. Thực ra, từ đầu năm đến nay, mới chỉ có SJC được nhập khẩu 6 tấn vàng, nhưng các doanh nghiệp đã xuất khẩu khoảng 30 tấn vàng nên đã dẫn đến sự chênh lệch cung cầu. Cho phép nhập khẩu vàng sẽ cân đối cung cầu và tránh tình trạng khan hiếm giả tạo.

Tuy nhiên, với mức giá vàng cao như hiện nay, lãnh đạo một công ty vàng bạc lớn trong nước cho biết, nếu nhà nước cho phép nhập khẩu vàng vào thời điểm này thì cũng chưa chắc đã có doanh nghiệp nào dám nhập vì giá thế giới cao, có thể mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Diễn biến giá vàng thế giới sẽ vẫn khó lường. Hiệp hội Thị trường kim loại quý London dự báo giá kim loại quý sẽ lên tới 1.406 USD vào cuối tháng 9. Còn hãng khai mỏ Barrick Gold lớn nhất thế giới cho rằng vàng có khả năng đạt 1.500 USD trong năm tới. Ngược lại cũng có nhiều chuyên gia tài chính thế giới cho rằng sau khi đã thử ngưỡng 1.300 USD/ounce nhưng không vững vàng được thì giá vàng sẽ theo xu hướng giảm, tuy không nhiều.