Thích nghi với một Trung Quốc kinh tế chậm lại "bền vững"

Theo M. Hồng/thoibaonganhang.vn

Các nền kinh tế châu Á cần tập trung vào việc hỗ trợ nền kinh tế trong nước trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và dường như sẽ duy trì tăng trưởng thấp như hiện nay một cánh “bền vững”, nhà kinh tế trưởng và cũng là người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại ngân hàng ANZ (Úc) Richard Yetsenga lưu ý.

Các tòa nhà chọc trời của các tập đoàn đa quốc gia tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Các tòa nhà chọc trời của các tập đoàn đa quốc gia tại Thượng Hải, Trung Quốc.

“Đối với khu vực này, ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh phù hợp với bối cảnh thế giới mới khi Trung Quốc phát triển chậm hơn, và khi thương mại quốc tế không còn dễ dàng như trước. Thay vào đó, thương mại trong nước sẽ là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng, và điều đó hàm ý rằng hệ thống tài chính cần hỗ trợ lĩnh vực này càng sớm càng tốt”, Yetsenga nói.

Mười năm trước, Trung Quốc đã bắt đầu điều chỉnh cơ cấu khi nền kinh tế khi tăng trưởng ở mức 12%, ông Yetsenga nói, đồng thời lưu ý rằng tăng trưởng ở mức đó sẽ không bao giờ quay trở lại nữa.

“Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta cần phải chấp nhận việc Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại do cấu trúc kinh tế nước này. Chúng tôi sử dụng từ cấu trúc, chúng tôi muốn nói đó là vĩnh viễn”, ông nói.

“Theo tôi, chúng ta nên nói lời tạm biệt với mức tăng trưởng 6% của Trung Quốc, rất ít khả năng chúng ta có thể quay trở lại với một thế giới mà Trung Quốc duy trì tăng trưởng 6%. Tôi nghĩ rằng sẽ là một sự chậm lại vĩnh viễn ở Trung Quốc”, Yetsenga nói.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng 6% trong quý III/2019 - mức tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong khoảng 27 năm, theo Reuters.

Dòng tiền - vấn đề trọng tâm của châu Á năm 2020

Các doanh nghiệp ở các nước châu Á khác sẽ cần phải thích nghi với môi trường thế giới mà ở đó Trung Quốc phát triển nhanh hơn và thương mại khó khăn hơn, Yetsenga giải thích.

Nếu thương mại cải thiện vào năm tới, đó là tin tốt lành cho các nền kinh tế châu Á, ông nói thêm.

Vì vậy, vấn đề giờ đây là làm thế nào để hệ thống tài chính ở một số quốc gia có thể thúc đẩy sự tăng trưởng trong nước - và đó có lẽ là “vấn đề trọng tâm với châu Á năm 2020”, Yetsenga nói.

Vấn đề trọng tâm đó đặc biệt cần quan tâm ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines, ông nói thêm.

Theo Yetsenga, nhu cầu trong nước hiện vẫn bị cản trở do nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương, khiến tiền không dễ chảy vào nền kinh tế và kích thích chi tiêu.

“Cầu trong nước vẫn bị cản trở bởi quá trình luân chuyển tiền tệ như vậy, tình hình có vẻ khá tiêu cực”, ông nói.