Thời đại mới của tư bản bè phái
(Tài chính) Sự cấu kết với chính trị đã làm cho nhiều người trở nên vô cùng giàu có. Nhưng tư bản bè phái có thể suy yếu dần.
Hiện tượng phổ biến
Khi chế độ của ông Viktor Yanukovych tại Ukraine bị sụp đổ, người ta có thể nhìn thấy những người biểu tình tại One Hyde Park, một khu sang trọng ở phía Tây London. Mục tiêu của những người biểu tình là nhắm vào Rinat Akhmetov, người giàu nhất Ukraine và một người được chế độ cũ hậu thuẫn.
Đất nước Ukraine đang gặp khó khăn từ lâu nằm dưới sự thống trị của những trùm sò chính trị. Nhưng tại các thị trường mới nổi thì sự liên kết giữa chính trị và kinh doanh đang trở thành một xu thế. Một phần của cuộc bầu cử tại Ấn Độ vào tháng 4 và tháng 5 tới sẽ là cuộc trưng cầu dân ý trong quãng thời gian một thập kỷ tư bản bè phái. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang đối mặt với sức ép từ chức sau khi một đoạn video dường như ghi âm chuyện ông này yêu cầu con trai giấu các khoản tiền lớn được tải lên mạng.
Đoạn ghi âm được cho là của Thủ tướng Erdogan đã thu hút 1,5 triệu người xem trên Youtube chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ. Ngày 5/3 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong nỗ lực nhằm xoa dịu sự tức giận công chúng đã tuyên bố sẽ hành động "không nương tay" chống tham nhũng. Năm ngoái 182.000 quan chức tại Trung Quốc đã bị kỷ luật vì vi phạm kỷ luật, tăng 40.000 trường hợp so với năm 2011.
Như tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20, một tầng lớp trung lưu mới đang phô diễn sức mạnh của mình và xu hướng này đã lan rộng trên quy mô toàn cầu trong thời gian này. Người dân mong muốn các chính trị gia không hốt tiền một cách bất chính và các ông chủ cạnh tranh nhau một cách bình đẳng. Các nhà tư bản đang tiến hành một cuộc cách mạng để cứu chủ nghĩa tư bản.
Ước mơ tìm kiếm đặc lợi
“Tìm kiếm đặc lợi” (Rent-seeking) được các nhà kinh tế gọi là một dạng sinh lời đặc biệt: điều mà có thể thực hiện được bằng cách móc nối chính trị. Điều này có thể khai thác từ sự thiếu cạnh tranh, thiếu quy chuẩn và việc chuyển giao tài sản công cho các công ty tư nhân với giá rẻ mạt. Nhiều người đã phát tài nhờ vào sự móc nối này khi các nhà lãnh đạo đủ quyền lực để cấp giấy phép và hợp đồng béo bở cho những thân tín của mình.
Ở Mỹ, hệ thống này đạt đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19 và một cuộc đấu tranh lâu dài và đã phần nào thành công trong việc chống lại tầng lớp cường hào. Những luật chống độc quyền như Standard Oil John D. Rockefeller đã phá vỡ thế độc quyền. Tình trạng hối lộ cho thượng nghị sĩ đã giảm bớt.
Tại các nước đang phát triển, 1/4 thế kỷ qua là thời kỳ cực thịnh đối với những kẻ tìm kiếm đặc lợi. Giá bất động sản tăng cao đã khiến nhiều người trở nên giàu có nhờ vào các dự án được phê chuẩn. Sự bùng nổ hàng hóa đã thổi phồng giá trị của mỏ dầu và quặng, điều này luôn luôn gắn liền với nhà nước. Đôi khi việc tư hữu hóa đã tạo ra thế độc quyền đối với một số công ty sữa hoặc họ mua được tài sản với giá rẻ.
Chủ nghĩa tư bản dựa trên sự tìm kiếm đặc lợi không hẳn là không công bằng, nhưng cũng có hại đối với tăng trưởng dài hạn. Như tại Ấn Độ, các nguồn lực phân bổ sai, đường sá tệ hại cũng thường liên quan đến những công ty có sự móc ngoặc. Tại Mexico, các công ty mới năng động bị vùi dập với những công ty có mối quan hệ tốt hơn với chính quyền đương nhiệm.
The Economist đã xây dựng một chỉ số để đánh giá mức độ tư bản bè phái giữa các nước và theo thời gian. Nó xác định các lĩnh vực phụ thuộc đặc biệt vào chính phủ như khai thác mỏ, dầu khí, sòng bạc và theo dõi tài sản của các tỷ phú (dựa trên bảng xếp hạng của tạp chí Forbes) trong các lĩnh vực liên quan đến quy mô của nền kinh tế.
Điều này không có nghĩa là xây dựng một đất nước tham nhũng trầm trọng nhưng nó cho thấy quy mô tài sản được tạo ra trong các lĩnh vực kinh tế dễ chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa bè phái.
Hy vọng: Roosevelts của thị trường mới nổi
Nhưng điều này có thể là một mức mới của những người tìm kiếm đặc lợi, vì ba lý do.
Đầu tiên, các chính phủ biết rằng họ cần phải làm cho thị trường hoạt động tốt hơn và tăng cường các thể chế điều tiết chúng. Brazil, Hồng Kông và Ấn Độ đã tăng cường luật chống độc quyền. Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto, muốn phá vỡ thế độc quyền của tập đoàn truyền thông và viễn thông.
Thứ hai, những biện pháp khuyến khích tài chính cho các DN có thể thay đổi. Mức tài sản của tỷ phú hoạt động trong các ngành công nghiệp tìm kiếm đặc lợi tại các thị trường mới nổi đang giảm từ mức đỉnh là 76% của năm 2008 xuống còn mức 58% như hiện nay. Đây là một quá trình phát triển tự nhiên khi các nền kinh tế trở nên giàu có hơn, cơ sở hạ tầng và các hàng hóa không còn chiếm ưu thế.
Từ năm 1900 đến những năm 1930, vận may mới ở Mỹ không phải trong lĩnh vực đường sắt và dầu hỏa mà trong lĩnh vực bán lẻ và xe hơi. Còn ngày nay tại Trung Quốc, số tiền lớn thu được từ internet chứ không phải trong lĩnh vực công nghiệp nặng với các khoản vay ưu đãi thông qua các mối quan hệ. Tại Ấn Độ, sau một thập kỷ tham nhũng hoành hành, ngành công nghiệp mở và các lĩnh vực sáng tạo như công nghệ và dược phẩm đang dần chiếm ưu thế.
Lý do cuối cùng để lạc quan là sự khuyến khích đối với các chính trị gia cũng đã thay đổi. Tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể, khiến cho việc cải cách mở cửa kinh tế trở nên quan trọng. Chính phủ các nước đang cải cách và cố gắng để giải quyết lợi ích được yêu cầu của các bộ phận cử tri.
Chính phủ các nước cần phải siêng năng hơn trong điều tiết độc quyền, trong việc thúc đẩy cạnh tranh, đảm bảo rằng đấu thầu và đấu giá tài sản một cách công khai, minh bạch đồng thời truy tố những kẻ nhận hối lộ. Kinh tế phồn vinh đã tạo ra một tầng lớp các ông chủ mới và cũng tạo ra những thách thức về giáo dục, quản lý đô thị và yêu cầu của tầng lớp trung lưu mới đang thúc đẩy sự thay đổi.