Thời điểm thuận lợi tái cơ cấu doanh nghiệp
(Tài chính) “Trong 3 tháng đầu năm 2014, các doanh nghiệp đã thực hiện tái cơ cấu rất hăng hái”. Ông Phạm Viết Muôn - Phó trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương đã nhận xét tại hội nghị “Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc khối doanh nghiệp trung ương đến năm 2015” diễn ra sáng 2/4/2014.
Mỗi ngày phải “bán” 1 doanh nghiệp
Ông Nguyễn Văn Ngọc- Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho biết, Đảng bộ khối có 32 tập đoàn, tổng công ty và ngân hàng. Trong giai đoạn 2011 - 2015, 28 đơn vị thuộc đối tượng cần xây dựng đề án tái cơ cấu. Đến nay toàn bộ 28 đơn vị đều đã hoàn thành xây dựng đề án tái cơ cấu, trong đó có 24 đề án đã được phê duyệt. Dự kiến năm 2014, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Tổng công ty Hàng không Việt Nam sẽ cổ phần hóa. Bước sang năm 2015, sẽ có 4 công ty mẹ được cổ phần hóa là: Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty Công nghiệp xi măng.
Tổng số doanh nghiệp cần thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước theo đề án là 642 doanh nghiệp, số đã thực hiện xong là 167 doanh nghiệp với số vốn đã thoái, thu về ngân sách là 7,8 nghìn tỷ đồng. Từ nay đến 2015 còn phải tiếp tục thoái vốn tại 472 doanh nghiệp. Như vậy, theo ông Phạm Viết Muôn, mỗi ngày phải “bán” được hơn 1 doanh nghiệp.
Nhiệm vụ nặng nề nhất của doanh nghiệp trong khối doanh nghiệp trung ương là thoái vốn khỏi các ngân hàng mà doanh nghiệp đầu tư. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc diện tái cơ cấu phải thoái vốn khỏi thị trường chứng khoán, bất động sản và các công ty tài chính.
Điều kiện tái cơ cấu thuận lợi
Hiện nay, tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp còn chậm, kết quả rất hạn chế. Đến nay, mới có 10 trong tổng số 80 doanh nghiệp cần cổ phần hóa đã thực hiện xong. Một số đơn vị như: Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam… triển khai rất chậm. Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do hầu hết các đề án tái cơ cấu đều mới được phê duyệt. Các cơ chế, chính sách chưa được ban hành kịp thời, đồng bộ. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán lại giảm sâu, tình hình kinh tế không thuận lợi cho việc cổ phần hóa và thoái vốn.
Theo ông Trần Phương- Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), sau hơn 2 năm tái cấu trúc doanh nghiệp, tổng tài sản của BIDV tăng bình quân hơn 16%/năm, lợi nhuận trước thuế năm 2013 tăng hơn 20%.
Các doanh nghiệp cũng cho rằng, Nghị quyết số 15/2014/NQ-CP của Chính phủ đã quy định rõ ràng hơn đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, đặc biệt là các ngân hàng Trung ương. Để đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cũng đề xuất một số giải pháp về thoái vốn, về chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp…
Ông Nguyễn Văn Ngọc- Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho biết, Đảng bộ khối có 32 tập đoàn, tổng công ty và ngân hàng. Trong giai đoạn 2011 - 2015, 28 đơn vị thuộc đối tượng cần xây dựng đề án tái cơ cấu. Đến nay toàn bộ 28 đơn vị đều đã hoàn thành xây dựng đề án tái cơ cấu, trong đó có 24 đề án đã được phê duyệt. Dự kiến năm 2014, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Tổng công ty Hàng không Việt Nam sẽ cổ phần hóa. Bước sang năm 2015, sẽ có 4 công ty mẹ được cổ phần hóa là: Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty Công nghiệp xi măng.
Tổng số doanh nghiệp cần thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước theo đề án là 642 doanh nghiệp, số đã thực hiện xong là 167 doanh nghiệp với số vốn đã thoái, thu về ngân sách là 7,8 nghìn tỷ đồng. Từ nay đến 2015 còn phải tiếp tục thoái vốn tại 472 doanh nghiệp. Như vậy, theo ông Phạm Viết Muôn, mỗi ngày phải “bán” được hơn 1 doanh nghiệp.
Nhiệm vụ nặng nề nhất của doanh nghiệp trong khối doanh nghiệp trung ương là thoái vốn khỏi các ngân hàng mà doanh nghiệp đầu tư. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc diện tái cơ cấu phải thoái vốn khỏi thị trường chứng khoán, bất động sản và các công ty tài chính.
Điều kiện tái cơ cấu thuận lợi
Hiện nay, tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp còn chậm, kết quả rất hạn chế. Đến nay, mới có 10 trong tổng số 80 doanh nghiệp cần cổ phần hóa đã thực hiện xong. Một số đơn vị như: Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam… triển khai rất chậm. Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do hầu hết các đề án tái cơ cấu đều mới được phê duyệt. Các cơ chế, chính sách chưa được ban hành kịp thời, đồng bộ. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán lại giảm sâu, tình hình kinh tế không thuận lợi cho việc cổ phần hóa và thoái vốn.
Theo ông Trần Phương- Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), sau hơn 2 năm tái cấu trúc doanh nghiệp, tổng tài sản của BIDV tăng bình quân hơn 16%/năm, lợi nhuận trước thuế năm 2013 tăng hơn 20%.
Các doanh nghiệp cũng cho rằng, Nghị quyết số 15/2014/NQ-CP của Chính phủ đã quy định rõ ràng hơn đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, đặc biệt là các ngân hàng Trung ương. Để đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cũng đề xuất một số giải pháp về thoái vốn, về chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp…