Thủ tục về thuế tại Việt Nam chỉ bằng 1/4 thời gian so với đánh giá của WB
(Tài chính) Doanh nghiệp mất quá nhiều thời gian làm thủ tục hành chính thuế là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra với Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trong phiên chất vấn vào tuần trước.
Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Bùi Văn Nam cho rằng, thời gian làm thủ tục hành chính thuế thấp hơn rất nhiều so với con số 872 giờ như công bố của Ngân hàng Thế giới (WB).
Phóng viên: Ông nghĩ gì khi Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2014 vừa được WB công bố cho biết, doanh nghiệp Việt Nam mỗi năm mất tới 872 giờ để làm thủ tục hành chính thuế?
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
Chỉ tính riêng thời gian làm thủ tục về thuế, thì mất bao lâu, thưa ông?
Trong Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2014, WB xác định, doanh nghiệp Việt Nam mất 217 giờ để làm thủ tục về thuế thu nhập doanh nghiệp và 320 giờ để làm thủ tục về thuế giá trị gia tăng (GTGT). Như vậy, tổng cộng mất 537 giờ để làm thủ tục về thuế nói chung.
Doanh nghiệp phải bỏ ra tới 537 giờ chỉ để làm thủ tục thuế. Như vậy, có thể nói, thủ tục hành chính thuế của Việt Nam "ngốn" quá nhiều thời gian của doanh nghiệp. Thưa ông, chính vì điều này mà môi trường kinh doanh của nước ta ít khi được WB đánh giá cao?
Cũng chính vì điều này mà phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vào tuần trước, nhiều đại biểu Quốc hội yêu cầu ngành tài chính phải giảm mạnh hơn thời gian làm thủ tục về thuế, cải thiện môi trường kinh doanh. Không chỉ có đại biểu Quốc hội và doanh nghiệp "sốt ruột", mà bản thân ngành thuế cũng trong tình trạng tương tự.
Hiện cả nước 468.000 doanh nghiệp đang hoạt động, nếu bình quân mỗi doanh nghiệp phải mất tới 537 giờ/năm để làm thủ tục về thuế, thì đúng là quá lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc của xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, số thời gian mà doanh nghiệp bỏ ra làm thủ tục về thuế ít hơn rất nhiều.
Vậy cụ thể là hết bao lâu?
Con số cụ thể phải chờ công bố từ WB. Nhưng tôi khẳng định rằng, thời gian thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra làm thủ tục về thuế hiện nay thấp hơn rất nhiều so với con số 537 giờ.
Vì sao lại như vậy, vì Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2014 được WB lấy dữ liệu từ năm 2012. Trong khi đó, năm 2013 có hàng loạt luật thuế sửa đổi, bổ sung đã có hiệu lực như Luật thuế GTGT, Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp, Luật Quản lý thuế đã đơn giản thủ tục về thuế.
Thưa ông, các chính sách thuế này tác động thế nào trong việc giảm thời gian làm thủ tục về thuế?
Theo Luật thuế GTGT sửa đổi, bổ sung, từ ngày 1/1/2014, doanh nghiệp có doanh thu từ 20 tỷ đồng/năm trở xuống chỉ phải kê khai và nộp thuế theo quý, tức là 4 lần/năm thay vì 12 lần/năm như trước đây. Với quy định này, có khoảng 90% số doanh nghiệp hiện nay giảm được 3/4 thời gian làm thủ tục về thuế GTGT. Chưa kể, những đối tượng này còn được sử dụng tiền thuế GTGT với lãi suất 0% từ 1 đến 3 tháng, vì họ giúp ngân sách thu thuế của người tiêu dùng nhưng sau 1- 3 tháng mới nộp vào ngân sách.
Cũng theo Luật thuế GTGT sửa đổi, bổ sung thì chỉ có cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ đồng thời có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và đăng ký tự nguyện (trừ hộ, cá nhân kinh doanh) mới áp dụng phương pháp khấu trừ thuế và thực hiện kê khai thuế đầy đủ. Tất cả đối tượng còn lại áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp tính trên GTGT nên không phải thực hiện kê khai doanh số hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra nên giảm đáng kể thời gian làm thủ tục thuế.
Thuế thu nhập cá nhân hiện hành đã nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng nên có hàng triệu người không phải nộp thuế, qua đó, doanh nghiệp giảm rất nhiều thời gian để làm thủ tục về thuế thay cho người lao động.
Thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế chắc chắn sẽ giảm nhờ chính sách thuế mới, nhưng ông có tin rằng, thời gian làm thủ tục về thuế của Việt Nam vẫn gấp ít nhất 2 lần so với bình quân các nước trong khu vực?
Chính vì vậy, chúng tôi đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế qua việc tích cực thực hiện khai thuế điện tử và nộp thuế qua ngân hàng; khuyến khích doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện hóa đơn điện tử và đẩy mạnh phát triển hệ thống tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (đại lý thuế).