Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Kinh tế Trung ương
(Tài chính) Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương.
Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện công tác năm 2013 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2014 của Ban Kinh tế Trung ương, GS.,TS. Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết: Năm 2013, trong điều kiện mới tái lập, nhiều khó khăn và thử thách, nhưng được sự quan tâm đặc biệt, sự chỉ đạo, động viên kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự ủng hộ, giúp đỡ của Quốc hội và Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương đã vượt mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra.
Chính phủ ủng hộ và sẽ chủ động phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương. Để làm tốt chức năng tham mưu, nghiên cứu, thẩm định, Ban Kinh tế Trung ương cần xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, tập hợp được nguồn lực trí tuệ của đội ngũ trí thức từ các cơ quan quản lý, các nhà khoa học ở các viện, trường học tham mưu và hiến kế cho phát triển đất nước. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Từ chỗ có 12.000 doanh nghiệp đến năm 2011 còn 6.000 và nay còn 900 doanh nghiệp, cần đẩy mạnh lộ trình cổ phần hóa đến năm 2015.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý.
Cụ thể, trong năm 2013, Ban Kinh tế Trung ương đã chú trọng triển khai song song 2 nhiệm vụ cơ bản; vừa xây dựng, phát triển tổ chức, bộ máy, nhân sự, vừa triển khai thực hiện một cách toàn diện 5 nhóm nhiệm vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo theo đúng chương trình toàn khóa và năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đến thời điểm này, với 12 nhiệm vụ nghiên cứu theo kế hoạch, Ban đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đạt 100% nhiệm vụ; đã ký 13 quy chế hợp tác với 13 cơ sở nghiên cứu khoa học lớn trong nước; hoàn thành 100% và đúng tiến độ yêu cầu các đề án trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7, 8 và trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong năm 2013, gồm 15 đề án, trong đó có đề án được triển khai từ rất sớm...
Tổ chức đảng, đoàn thể của Ban Kinh tế Trung ương cũng đã cơ bản kiện toàn xong và phát huy hiệu quả hoạt động. Hiện nay, Ban có 120 biên chế, trong đó có 102 đảng viên, chiếm 85% trong tổng số biên chế của Ban, trình độ trên đại học: 76,67% (32 tiến sĩ = 26,67%; 60 thạc sĩ = 50%). Đặc biệt, công tác phát triển và khai thác trí tuệ đội ngũ cộng tác viên, hợp tác với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu là một trong những nội dung trọng tâm được Ban Kinh tế tập trung triển khai và đạt được nhiều kết quả nổi bật, mở ra cơ hội lớn để huy động tối đa trí tuệ của các nhà quản lý, khoa học, đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước.
Tại buổi làm việc, Ban Kinh tế Trung ương cũng đã xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện công tác năm 2014 và thời kỳ tiếp theo, nhất là đối với các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến tổng kết 30 năm đổi mới, sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khoá X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nghiên cứu, đề xuất xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020…
Đánh giá cao nỗ lực của Ban Kinh tế Trung ương trong thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, tái lập Ban Kinh tế Trung ương là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Ban Kinh tế Trung ương với chức năng tham mưu nghiên cứu, đề xuất về lĩnh vực kinh tế - xã hội cho Đảng, Nhà nước. Đảng lãnh đạo muốn có chủ trương, chính sách đúng thì phải có cơ quan tham mưu tốt. Chức năng lãnh đạo kinh tế của Đảng có vai trò đóng góp quan trọng của Ban Kinh tế Trung ương. Khi đề ra chủ trương rồi thì phải cơ quan giám sát giám sát, cơ quan tham mưu về giám sát, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường.
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc sơ kết này đối với quá trình chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XII, với sự khích lệ và động viên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên cương vị Trưởng ban Chỉ đạo Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X cho rằng: Vai trò chức năng tham mưu và giám sát của Ban Kinh tế Trung ương là rất quan trọng. Do đó, Ban Kinh tế cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, đánh giá chính xác những thành tựu và hạn chế, nêu rõ khó khăn vướng mắc, rút ra kinh nghiệm, đề xuất những định hướng và giải pháp phù hợp để tham mưu cho đảng và Nhà nước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
“Kinh tế thị tường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề mới, không có mô hình sẵn, nên chúng ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa thiết kế, vừa thi công, vừa chỉnh sửa… Tổng kết lần này phải làm sao nhận thức sâu sắc hơn về nội hàm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là trước hết phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường. Còn định hướng xã hội chủ nghĩa là định hướng đạt cho được mục tiêu, thực hiện các công cụ để điều tiết bảo đảm công bằng xã hội, xoá đói giảm nhèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Tại buổi làm việc Thủ tướng cũng đã yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan chức năng cho thêm ý kiến về vấn đề tổng kết 30 năm đổi mới, sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khoá X
Thay mặt Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Văn Trung báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thời gian qua đã tổ chức nhóm nghiên cứu chuyên sâu về thể chế kinh tế thị trường. Qua nghiên cứu đề cương của Ban Kinh tế Trung ương cho thấy, trong sơ kết, cách tiếp cận cần xuất phát từ thực tế, dự báo cả những vướng mắc trong thời gian tới và nhận thấy rằng, việc hướng tới lo cho lợi ích của số đông, lợi ích của người lao động, người nghèo chính là hướng đi đúng để thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế thị trường.
GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng đã đưa ra đề xuất, trong quá trình sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X, Ban chỉ đạo cần phải làm rõ nghị quyết có đi vào cuộc sống không, đóng góp được gì? Cái gì còn chậm so với thực tiễn? Thành phần Ban chỉ đạo nên có Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương, là một trong những chủ thể quan trọng của kinh tế thị trường.