Thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa phát huy nội lực

Theo chinhphu.vn

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thời gian qua Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện môi trường kinh doanh thuận lợi, đặc biệt là đã ban hành nhiều cơ chế chính sách phù hợp thực tiễn để thúc đẩy DNNVV phát huy nội lực.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Nhằm mục tiêu để khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ gia nhập thị trường, đủ khả năng cạnh tranh, tồn tại bền vững trong hội nhập, tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo; để khu vực doanh nghiệp này trở thành một trong những động lực, trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế, thời gian qua,Chính phủ tăng cường các giải pháp, chính sách hỗ trợđang xây dựng giải pháp chính sách hỗ trợ khu vực này một cách mạnh mẽ và tổng thể.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ nhận được chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc: "Để hội nhập và phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo, theo đánh giá doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 90%.

Như vậy, đây là một tư tưởng sản xuất rất lớn, ảnh hưởng rất lớn của xã hội. Vậy, đại biểu Quốc hội rất mong muốn Thủ tướng sớm ra được Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ, có kế hoạch của Chính phủ để phát triển hỗ trợ cho doanh nghiệp trong 5 năm tới 2016-2020.

Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất cần thiết ra sớm trong giai đoạn tới để phục vụ hội nhập kinh tế - xã hội."

Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc,Thủ tướng Chính phủ cho biết, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 95% số lượng doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng, là một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia đều ban hành các Luật, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thời điểm phù hợp với điều kiện của nền kinh tế, trình độ, quy mô và khả năng phát triển của khu vực doanh nghiệp này.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thời gian qua Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ như việc trình Quốc hội thông qua Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư năm 2014.

Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ riêng cho khu vực doanh nghiệp này như Nghị định số90/2001/NĐ-CPngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số56/2009/NĐ-CPngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2010, 2011-2015; chuẩn bị ban hành Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020… trong đó có nhiệm vụ xây dựng dự án Luật hỗ trợphát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tại Kỳ họp thứ 9, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 89/2015/QH13 ngày 09/6/2015 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2015 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, theo đó, dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (dự kiến tháng 10/2016).

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1273/QĐ-TTg ngày 07/8/2015, phân công Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật này, trình Chính phủ tháng 07/2016. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương tiến hành việc xây dựng dự án Luật này để Chính phủ trình Quốc hội thông qua.

Về chủ trương và mục tiêu xây dựng dự án Luật này, Chính phủ nhận định rằng, với điều kiện hiện nay, cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô và năng lực còn hạn chế, khả năng liên kết chưa cao, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước có hạn, dự án Luật này cần thiết lập hệ thống các giải pháp chính sách toàn diện xuất phát từ nhu cầu thực sự của khu vực doanh nghiệp này.

Từ đó xây dựng các chính sách hỗ trợ cụ thể, có trọng tâm, thiết thực, hiệu quả, khơi thông các rào cản, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp, phát triển sáng tạo, tự chủ; khơi dậy tiềm năng phát triển của hàng triệu hộ kinh doanh hiện nay tham gia vào khu vực doanh nghiệp này.

Đây là giải pháp chính sách có tầm nhìn, hỗ trợ khu vựcdoanh nghiệp vừa và nhỏ gia nhập thị trường, đủ khả năng cạnh tranh, tồn tại bền vững trong hội nhập, tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo; để khu vực doanh nghiệp này trở thành một trong những động lực, trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế./.