Sự hiện diện của hiệu ứng động lượng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Sự hiện diện của hiệu ứng động lượng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bài nghiên cứu này sau khi xem xét về hiệu ứng động lượng momentum effect trong cả thị trường phát triển và mới nổi đã chứng minh được sự tồn tại của hiệu ứng này khi quy định cấm bán khống áp dụng cho thị trường vốn Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu trong vòng 10 năm được sử dụng chạy 2 mô hình: Hồi quy hai biến và hồi quy ba biến Fama-Macbeth. Kết quả cho thấy nhờ sự tồn tại của hiệu ứng động lượng, chiến lượng động lượng đã thành công với mức lợi nhuận giảm dần từ danh mục đầu tư 1 đến danh mục đầu tư 5.
Hoàn thành nhập kho 8.000 tấn gạo dự trữ quốc gia trước thời hạn

Hoàn thành nhập kho 8.000 tấn gạo dự trữ quốc gia trước thời hạn

Xác định nhập hàng dự trữ quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, Cục Dự trữ Nhà nước DTNN khu vực Nam Tây Nguyên đã tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu qua mạng để tìm ra các nhà thầu của 9 gói thầu. Kết quả, sau 2 lần lựa chọn nhà thầu, đến nay, đơn vị đã hoàn thành mua nhập kho 8.000 tấn gạo dự trữ quốc gia, đạt 100% chỉ tiêu được giao.
Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới nền tài chính thông minh

Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới nền tài chính thông minh

Chính phủ số, cùng với kinh tế số và xã hội số tạo thành 03 trụ cột trong một quốc gia số. Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Đến nay, Chính phủ đã dần chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số. Sau Chính phủ số, Chính phủ sẽ tiến tới Chính phủ thông minh, trong đó Chính phủ cung cấp các dịch vụ đổi mới sáng tạo, sử dụng các công nghệ số để đưa ra các phân tích, dự báo phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách tự động. Với vai trò là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Chính phủ về các hoạt động quản lý tài chính - ngân sách, Bộ Tài chính đã cơ bản thực hiện có hiệu quả và thành công các nhiệm vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, hình thành Bộ Tài chính số nhằm hướng tới Bộ Tài chính thông minh.
Truyền thông chính sách: Một số vấn đề đặt ra với Bộ Tài chính

Truyền thông chính sách: Một số vấn đề đặt ra với Bộ Tài chính

Bộ Tài chính là cơ quan quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Hàng năm, Bộ Tài chính phải soạn thảo, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành một lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật. Để việc truyền thông chính sách đối với các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính được thực hiện đầy đủ, thống nhất, đạt hiệu quả cao, các giải pháp đồng bộ cần được thực hiện, trong đó có việc tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác truyền thông.
Khai mạc Phiên họp thứ 35 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 35 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Tại Phiên họp thứ 35, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương...
Triển khai ngay trong tháng 7 loạt giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Triển khai ngay trong tháng 7 loạt giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Trên cơ sở kiến nghị của Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai loạt giải pháp ngay trong tháng 7/2024 nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công như: tổ chức hội nghị đánh giá tình hình giải ngân 6 tháng đẩu năm; báo cáo điều chỉnh kế hoạch vốn; gỡ vướng về giao nhiệm vụ chủ đầu tư cho các đơn vị không thuộc Bộ chuyên ngành thực hiện các dự án do Bộ chuyên ngành làm cơ quan chủ quản; bổ sung 1 tổ công tác đôn đốc giải ngân...
Trao quyền nhiều hơn cho doanh nghiệp nhà nước

Trao quyền nhiều hơn cho doanh nghiệp nhà nước

Nhiều chuyên gia đánh giá rằng, tư duy soạn thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp dự thảo Luật rất mới, mang tính "đột phá" so với Luật số 69/2014/QH13 trước đây. Cách tiếp cận mới cho thấy vai trò chủ động của Nhà nước là một nhà đầu tư đặc biệt, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp DN mà can thiệp thông qua đại diện do Nhà nước cử ra.
Hơn 1,28 triệu cán bộ, đảng viên tham dự Hội nghị quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW

Hơn 1,28 triệu cán bộ, đảng viên tham dự Hội nghị quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW

Hơn 1,28 triệu đảng viên tham dự Hội nghị quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới và Chỉ thị số 35-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức ngày 9/7/2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Sự phát triển từ thực tiễn mua hàng đến quản lý nguồn cung trong doanh nghiệp

Sự phát triển từ thực tiễn mua hàng đến quản lý nguồn cung trong doanh nghiệp

Lý thuyết về mua hàng mặc đã được nhiều học giả nghiên cứu tại Việt Nam trong những năm gần đây, tuy nhiên đây là lý thuyết còn khá mới mẻ, với nhiều quản điểm, góc độ nghiên cứu khác nhau. Để có cái nhìn khái quát nhất về các giai đoạn phát triển của mua hàng cho tới quản lý nguồn cung tại doanh nghiệp, bài viết tổng hợp cơ sở lý thuyết về sự phát triển của thực tiễn mua hàng và quản lý nguồn cung với nhiều góc nhìn khác nhau, tìm ra điểm tương đồng trong quá trình phát triển này. Kết quả nghiên cứu là một trong những cơ sở lý luận căn bản giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược quản lý các nguồn lực đầu vào cũng như các chiến lược quan hệ nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung ổn định, bền vững và cạnh tranh.
Điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả

Điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả

Song song với nhiệm vụ thu ngân sách, công tác chi ngân sách nhà nước đang được Bộ Tài chính điều hành chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo các nhiệm vụ chi trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định, trả nợ gốc các khoản vay đến hạn, xử lý kịp thời các nhiệm vụ đột xuất phát sinh ngoài dự toán và dành nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương.
Thu ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 60% dự toán

Thu ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 60% dự toán

Với các giải pháp đồng bộ, đổi mới được ngành Tài chính triển khai, cùng đà phục hồi của nền kinh tế đã tác động tích cực đến kết quả thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm. Theo Bộ Tài chính, lũy kế thu ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 1.020,6 nghìn tỷ đồng, bằng 60% dự toán, tăng 15,7% so cùng kỳ năm 2023.
Rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thể chế trong phạm vi quản lý. Đồng thời, cần đảm bảo việc rà soát, xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn.