Theo WTO, năm 2017, xuấtkhẩu hàng hóa của Việt Nam xếp thứ 27 và nhập khẩu xếp thứ 25, chiếm tỷ trọng khoảng 1,2% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa toàn thế giới.
Tổng thống Donald Trump từng nhiều lần bày tỏ mong muốn đồng USD yếu hơn để hỗ trợ các nhà xuấtkhẩu Mỹ, nhưng các chính sách thương mại gần đây của ông, bao gồm việc áp thuế lên một số hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ, đã có tác dụng ngược lại khi đẩy tỷ giá USD tăng mạnh.
Việc Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục xuấtkhẩu 21.000 tấn tôn thép thành phẩm sang thị trường Mỹ đã cho thấy một hướng đi mới cho hàng Việt trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Xuấtkhẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đầu năm 2018 đạt 22,2 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017. Đây là kết quả tăng trưởng rất ấn tượng, song theo nhiều chuyên gia, Việt Nam có thể làm tốt hơn thế rất nhiều nếu như có chuỗi liên kết, hợp tác theo hình thức đối tác công tư PPP trong từng ngành hàng.
Nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xuấtkhẩu của Việt Nam sẽ biến nước ta thành nước "dễ tổn thương" nhất ASEAN nếu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang.
Muốn trở thành quốc gia xuấtkhẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao, theo ông Tuân, Nhà nước phải có chính sách thuế phù hợp; có chính sách ưu đãi các DN mở hệ thống phân phối tại nước ngoài; có chính sách khuyến khích kiều bào tích cực phân phối hàng Việt.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể có lúc căng, lúc dịu nhưng sẽ rất phức tạp và kéo dài, dẫn đến sự dịch chuyển dòng thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Mỹ vẫn là thị trường xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng thị phần của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu vẫn còn khá khiêm tốn. Để các doanh nghiệp nhỏ tham gia nhiều hơn vào xuấtkhẩu hàng Việt sang thị trường Mỹ còn nhiều việc phải làm.
Ngày nay nhờ vào thương mại điện tử, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn có thể xuấtkhẩu đi bất cứ nước nào trên thế giới với ít bước làm việc và chi phí tiết kiệm hơn trước.
Việt Nam, Philippines và Indonesia có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, trong đó Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nệ nhất vì nền kinh tế xuấtkhẩu nhiều nhất, theo phân tích của FT Confidential Research.
Chiều 9/8, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng tổ chức hội thảo “Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP : Các cam kết cốt lõi và tác động đến doanh nghiệp”. Dù không có Hoa Kỳ tham dự trong CPTPP, tuy nhiên, các thị trường như Canada, Nhật Bản, Australia, Mexico vẫn là những thị trường rất tiềm năng cho doanh nghiệp xuấtkhẩu của Việt Nam.
Xuấtkhẩu của Trung Quốc tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 7, bất chấp hàng rào thuế quan của Mỹ. Ngoài ra, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ vẫn giữ gần mức kỷ lục.
Việt Nam có thành tích tăng trưởng xuấtkhẩu đều đặn hai con số trong nhiều năm nay, nhưng thực tế hàng xuấtkhẩu là hàng thô, chế biến không sâu, giá trị gia tăng thấp.
Ngày 8/8/2018, Cục Thương mại điện tử TMĐT và kinh tế số Bộ Công Thương phối hợp với Công ty SME Soft ra mắt hệ thống trục điện tử kết nối doanh nghiệp DN . Hệ thống này được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết trên 90% vướng mắc mà doanh nghiệp xuấtkhẩu đang gặp phải hiện nay.
Năm 2017, xuấtkhẩu gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ chiếm 21% tổng giá trị xuấtkhẩu của ngành nông nghiệp, đạt gần 8 tỷ USD trong năm 2017. Đặc biệt, Việt Nam có trên 4.500 doanh nghiệp với hơn 350.000 lao động trong toàn ngành, tạo ra giá trị bình quân trên 23.000 USD/lao động. Dự kiến, đến năm 2020, toàn ngành phấn đấu đạt kim ngạch xuấtkhẩu 12-13 tỷ USD.
Mặt hàng tôm và bào ngư xuấtkhẩu vào Hoa Kỳ sẽ phải tuân theo Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản Hoa Kỳ SIMP có hiệu lực vào ngày 31/12/2018. Điều này buộc các nhà chế biến và xuấtkhẩu thủy sản của Việt Nam phải có sự chuẩn bị nguồn dữ liệu ngay từ bây giờ để đáp ứng các yêu cầu giám sát của nhà nhập khẩu.
Châu Âu nằm trong vùng ôn đới, không có điều kiện sản xuất những mặt hàng nông sản nhiệt đới, vì vậy trong thương mại song phương, Việt Nam có lợi thế về sản xuất và xuấtkhẩu nông sản nhiệt đới sang thị trường này.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp Bộ NN&PTNT , trong 7 tháng đầu năm 2018, giá trị xuấtkhẩu lâm sản chính liên tục giữ mức tăng trưởng trung bình trên 14% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu chỉ tăng nhẹ khoảng 0,4%. Do đó, giá trị xuất siêu lâm sản chính là con số ấn tượng của ngành nông nghiệp nửa đầu năm 2018.