Tín dụng tiêu dùng: giải pháp để hạn chế “tín dụng đen”
Dịch vụ cho vay tiêu dùng, ngoài giảm thiểu tình trạng cho vay nặng lãi, còn góp phần ngăn ngừa tình trạng vỡ nợ của các cá nhân, hộ gia đình do hậu quả của“tín dụng đen”. Đẩy mạnh phát triển cho vay tiêu dùng là cần thiết nhằm tạo môi trường an toàn, bền vững,bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Theo đánh giá củaTS.Trần Hoàng Ngân, chuyên gia kinh tế - tài chính, tính bình quân mức tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam trong 7 năm quađã tăng xấp xỉ 20%/năm. Tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng/GDP hiện đạt khoảng hơn 6% có khả năng sẽ vượt qua con số 10% GDP vào năm 2020.
Mặc dù chưa cómột cuộc điều tra cụ thể nào thống kê về tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường và thị phần của dịch vụ cho vay tiêu dùng mà các tổ chức tín dụng và các tổ chức/cá nhân khác triển khai trên thị trường hiện nay, song qua khảo sát thực tiễn cho thấy: Vay tiêu dùng của các thành phần phi ngân hàng nằm ngoài sự giám sát của hệ thống pháp luật (tín dụng đen) hiện rất lớn, do bởinhững điều kiện thoạt nghe rất dễ dàng như không hạn chế thời gian, miễn là khách hàng thực hiện trả lãi đều theo quy định;được gia hạn thanh toán khi chưa chuẩn bị nguồn tài chính kịp thời; hàng hoá cầm đồ đa dạng, không kén chọn(ôtô-xe máy, laptop, cầm máy tính, iphone, vàng bạc trang sức).Tuy nhiên…
Mấy kiếp cũng không trả hết nợ
Nghề cho vay nặng lãi (núp bóng cầm đồ, cho bốc hụi, tư vấn tài chính…) được xem là một nghề siêu lợi nhuận. Nếu tính theo mức lãi công khai mà các cửa hàng cầm đồ ở Hà Nội niêm yết hiện nay là 1.500 đồng/1 triệu/1 ngày, thì lãi suất mà người đi vay phải trả là 4,5%/tháng hay 54%/năm. Đó là mức lãi suất đối với những khoản vay có tài sản/giấy tờ thế chấp, cầm cố; còn đối với những khoản vay tín chấp hay cho vay có rủi ro cao thì lãi suất dao động từ 3.000 đến 10.000 đồng/triệu/ngày.Mức lãi suất mà người đi vay phải trả có những khoản từ 180% đến 360%/ năm. Như vậy, với những người ở phân khúc dưới chuẩn thì mức lãi suất này là không hề đơn giản. Do đó, trong thực tế đa phần người đi vay buộc phải kéo dài thời gian vay nợ.
Theo lời trần tình của một nạn nhân của “tín dụng đen” ở Hà Đông – anh Hoàng Văn Long, trước đây, do gặp khó khăn về vốn đầu tư kinh doanh mở quán cà phê internet, anh Long buộc phải đi vay nóng 40 triệu đồng với lãi suất mỗi ngày 7.000 đồng/1 triệu đồng (tương đương 280.000 đồng mỗi ngày). Thời gian đầu, anh vẫn có thể kiếm được tiền trả lãi.Trong giấy vay tiền chỉ ghi là lãi suất thỏa thuận chứ không ghi rõ bao nhiêu%.Tuy nhiên, 2 tháng gần đây anh Long không còn khả năng trả lãi nên bị chủ nợ bắt viết giấy vay nợ thêm 16,8 triệu đồng nữa, tổng cộng nợ 56,8 triệu đồng, kèm theo lời đe dọa nếu không trả tiền họ sẽ dùng tới biện pháp mạnh...
Tương tự trường hợp trên, chị Thúy (ở Thái Bình) cứ thở dài, xót xa mỗi khi nhắc đến việc cô em gái L. vay hụi: “Nó đi làm xa nhà, vay tiền mua cái xe máy. Nhưng từ năm ngoái đến nay cứ món này đập trả món kia, đến mấy kiếp chắc nó cũng không trả hết lãi mẹ, lãi con…!”
Lối thoát…!
Theo giới chuyên gia, hỗ trợ phát triển dịch vụ tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính là một trong những giải pháp hữu hiệu để giúp người dân thoát khỏi “bẫy” tín dụng đen. Lý do loại hình cho vay tài chính này cần được khuyến khích, ngoài những lợi ích mang lại cho người tiêu dùng và nền kinh tế (như: thủ tục nhanh chóng, tiện lợi, giải ngân nhanh, thúc đẩy tiêu dùng…), còn bởi do đây là mô hình tổ chức tín dụng hoạt động có đăng ký công khai, có sự quản lý từ các cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định của pháp luật.
Thực tế đã chứng minh, hiện nay, hầu hết những người có nhu cầu về mua sắm trang thiết bị nội thất, mua điện thoại, máy tính hay phương tiện đi lại… đều thích tìm đến dịch vụ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính với hình thức vay trả góp. Chị Quỳnh chủ một sạp kinh doanh nhỏ ở Cầu Giấy, Hà Nội kể, dịp đầu năm khi con trai chuẩn bị vào đại học, thay vì trả một lúc 18 triệu đồng tiền mặt, vợ chồng chị đã quyết định vay trả góp qua một công ty tài chính uy tín.“Tôi tính, với mức trả góp từng phần vào hàng tháng thì mua trả góp vẫn có lợi hơn. Mà vay cái này an toàn vì có pháp luật đảm bảo. Chỗ gần 20 triệu kia tôi dành đầu tư để quay vòng vốn”, chị Quỳnh chia sẻ.
Về lý do tại sao lãi suất cho vay tiêu dùng hiện vẫn cao hơn so với lãi suất ngân hàng, giới chuyên gia tài chính – ngân hàng cho biết, sở dĩ vậy là vì theo luật thì các công ty tài chính không được huy động vốn trực tiếp từ dân cư mà phải vay lại từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác, cho nên chi phí giá vốn ngay từ đầu đã cao hơn. Hơn nữa, đối tượng vay tiêu dùng thường là những khách hàng dưới chuẩn, rủi ro cao, khoản vay nhỏ lẻ, ngắn hạn, trong khi các công typhải mất nhiều chi phí thiết lập đội ngũ nhân viên đi sâu vào các khu vực dân cư để phục vụ khách hàng, quản lý và thu hồi nợ… nên đương nhiên mức lãi suất cho vay tiêu dùng luôn cao hơn so với lãi suất cho vay thương mại của các ngân hàng.
Với vai trò là cơ quan quản lý và là nhà quan sát, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN) cho rằng: Đểthúc đẩy hoạt động tín dụng tiêu dùng phát triển một cách an toàn, bền vững,bảo vệ quyền lợi khách hàng, góp phầngiảm tình trạng cho vay nặng lãi… thời gian tới, cần thiết phải có những quy định pháp lý phù hợpvới thông lệ quốc tế, phù hợpvới Luật các Tổ chức tín dụng.
Lợi thế vượt trội của các công ty tài chính là thủ tục cho vay đơn giản, thời gian giải ngân nhanh, các khoản tín dụng có quy mô nhỏ, kỳ hạn ngắn, rất phù hợp với tính chất các hoạt động tiêu dùng; có thể phục vụ cả những khách hàng chưa có lịch sử tín dụng, thu nhập chỉ ở mức trung bình…nhìn chung là những khách hàng có điểm tín dụng thấp thường rất khó đế teiesp cận tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Trong khi muốn vay ngân hàng thương mại, người tiêu dùng thường phải cótài sản thế chấp có giá trị lớn như: nhà/đất/ô tô, sổ tiết kiệm hoặc có thu nhập thường xuyên, ổn định.