Tính tự chủ của nền kinh tế qua góc nhìn xuất khẩu
Sự đồng bộ của 3 nhóm giải pháp nhằm đảm bảo tính tự chủ của xuất khẩu nước ta để khi thị trường thế giới biến động, xuất khẩu nước ta ít bị phụ thuộc nhất. Thông qua đó, nâng cao khả năng tự chủ của toàn nền kinh tế.
Thứ nhất, quy mô xuất khẩu tăng đột biến. Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 214 tỷ USD, tương đương 98% GDP của năm (220 tỷ USD). So sánh 5 năm gần đây, quy mô xuất khẩu/GDP tăng chưa đầy 4% mỗi năm. Riêng năm 2017 tăng xấp xỉ 11% so với năm trước.
Thứ hai, sự chuyển dịch trong cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng rõ nét hơn. Nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là động lực chính trong tăng trưởng xuất khẩu, chiếm trên 80%; nhiều mặt hàng đạt mức kim ngạch ấn tượng, như điện thoại và linh kiện trên 45 tỷ USD, máy vi tính và linh kiện xấp xỉ 26 tỷ USD…Cũng trong khoảng thời gian này, Bộ Công Thương là một trong những Bộ ngành được đánh giá cao trong việc ứng dụng CNTT vào công tác điều hành và triển khai dịch vụ công trực tuyến để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.
Nhớ hơn cả, khi nói đến những giải pháp, Bộ trưởng nói chậm rãi, ngôn ngữ tương đối gọt rũa, chắt lọc để bộ phận tham mưu dễ dàng soạn thảo thành Chỉ thị phục vụ công tác điều hành.1 tháng sau, đầu tháng 8/2016, Mutrap - một dự án do Liên minh châu Âu tài trợ và Bộ Công Thương chủ trì thực hiện đã tổ chức Hội thảo tập huấn “Quy tắc xuất xứ và các biện pháp phi thuế quan trong các FTA, Sự kiện là một trong chuỗi các hội thảo của Dự án EU-MUTRAP tổ chức trong năm 2016-2017 nhằm phổ biến cho doanh nghiệp các cam kết quan trọng trong các Hiệp định FTA.
Cùng với đó, các hoạt động đoàn ra, đoàn vào của Bộ Công Thương hết sức nhộn nhịp với công tác XTTM, mở rộng thị trường xuất khẩu, đưa hàng Việt Nam vào hệ thống phân phối hiện đại nước ngoài.
Chỉ riêng Trung Quốc, nước có nhiều cam kết thương mại song phương và đa phương (Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc) với Việt Nam; bên cạnh các cuộc làm việc song phương giữa Bộ Công Thương - Bộ Thương mại 2 nước, Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt - Trung, có rất nhiều hoạt động thúc đẩy hợp tác trực tiếp với cấp địa phương nước bạn.
Năm 2016, 2017, Bộ Công Thương đã chủ trì tiếp các đoàn của các tỉnh, thành phố Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Cát Lâm, Trùng Khánh, Sơn Đông, Sùng Tả… Thông qua đó, làm rõ được nhu cầu, cơ hội của doanh nghiệp 2 nước trong các hình thức thương mại chính ngạch, tiểu ngạch, thương mại qua biên giới, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất…
Các hoạt động này đã giúp doanh nghiệp trong nước tận dụng tương đối tốt cơ hội từ hội nhập. Xuất khẩu sang các thị trường FTA đều tăng cao trong năm 2017. Asean tăng 24,2%; Trung Quốc tăng 61,5%; Hàn Quốc tăng 30%; Chi lê tăng 24,1%; Australia tăng 15,1%; Nhật Bản tăng 14,8%...
Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ thị trường FTA đạt mức khá cao. 51% giá trị xuất khẩu sang Hàn Quốc được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. Với Ấn Độ đạt 48%; Chi Lê 69%; Nhật Bản và ASEAN cùng 35%.
Đặc biệt, có 3 con số cho thấy sự chuyển biến mạnh mẽ. Một là, nếu nhiều năm trước, xuất khẩu sang ASEAN liên tục giảm, 6 tháng đầu năm 2016 giảm 12,8%; cả năm 2016 mức giảm chỉ còn 4,4%, năm 2017 tăng 24,2%, 4 tháng đầu năm 2018 tăng 16,4%.Hai là, mức thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã giảm mạnh. Năm 2015 nhập siêu từ Trung Quốc 32 tỷ USD; 2016 giảm xuống 28 tỷ USD, 2017 giảm tiếp xuống 23,2 tỷ USD.
Mặc dù 2 năm qua, xuất khẩu có những bước tiến mạnh mẽ, tại Hội nghị toàn quốc về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu cuối tháng 4/2018, Bộ Công Thương đã chỉ ra, ngay trong những ưu điểm của “cú ăn 3” nói trên cũng có thể ẩn chứa những rủi ro nếu quá phụ thuộc vào chúng.
Tất nhiên, đây chỉ là những giả định.
Nhưng có câu, “Ngày nắng ấm phải phòng bị hôm bão giông”. Đưa ra những giả định (một dạng của dự báo) không chỉ để dự phòng cho những tình huống xấu nhất mà chủ yếu nhằm đưa ra các phương án hóa giải.Tại Hội nghị về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu, tháng 4 năm 2018, Bộ Công Thương đưa ra 3 nhóm giải pháp.
Nhóm giải pháp thứ nhất là tác động vào phía cung, nhằm thúc đẩy sản xuất, tạo nguồn hàng có chất lượng cho xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng.
Nhóm giải pháp thứ hai, tác động vào phía cầu bao gồm đàm phán mở cửa thị trường, tăng cường các biện pháp nhằm duy trì thị trường phát triển ổn định.
Nhóm giải pháp thứ ba gồm các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu như cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu.
Sự đồng bộ của 3 nhóm giải pháp nhằm đảm bảo tính tự chủ của xuất khẩu nước ta để khi thị trường thế giới biến động, xuất khẩu nước ta ít bị phụ thuộc nhất. Thông qua đó, nâng cao khả năng tự chủ của toàn nền kinh tế.