Tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

PV. (t/h)

Lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ bám sát mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 111/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính để tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng vừa ký ban hành Quyết định số số 2633/QĐ-BTC về Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ bám sát mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp Chính phủ giao trong Nghị quyết số 111/NQ-CP và Quyết định này, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực thuộc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách tài chính để khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn.  
Lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực thuộc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách tài chính để khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn.  

Đối với các nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, các đơn vị được giao chủ trì chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan để tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng và thời hạn yêu cầu.

Đối với các nhiệm vụ Chính phủ giao chung cho các bộ, ngành, địa phương và các nhiệm vụ do các bộ, ngành khác chủ trì, Bộ Tài chính phối hợp các đơn vị thuộc Bộ lồng ghép trong quá trình triển khai các nhiệm vụ hàng năm của đơn vị khi phù hợp và tham gia ý kiến theo phân công của Lãnh đạo Bộ. Định kỳ hàng năm các đơn vị được giao chủ trì các nhiệm vụ chủ động báo cáo tiến độ, kết quả tình hình thực hiện gửi Viện Chiến lược và Chính sách tài chính trước ngày 10/11 hàng năm để xây dựng báo cáo chung trình Bộ phê duyệt gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 01/12 hàng năm.

Trong trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan đề nghị báo cáo đột xuất tình hình, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/NQ-CP, các vụ, cục và đơn vị thuộc Bộ báo cáo theo phân công của Lãnh đạo Bộ.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính và Chương trình hành động của Chính phủ, các vụ, cục và đơn vị thuộc Bộ chủ động đề xuất gửi Viện Chiến lược và Chính sách tài chính tổng hợp trình Bộ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định. 

Các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách về giám sát tài chính và tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước.
Các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách về giám sát tài chính và tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước.

Lãnh đạo Bộ Tài chính giao Viện Chiến lược và Chính sách tài chính chủ trì, phối hợp với các vụ, cục và đơn vị thuộc Bộ theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động, báo cáo Lãnh đạo Bộ các biện pháp để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Kế hoạch hành động. 

Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính, Thời báo Tài chính, Tạp chí Tài chính, các báo, tạp chí trong toàn ngành có trách nhiệm thông tin tuyên truyền kịp thời các hoạt động của ngành về việc triển khai, thực hiện Quyết định này. 

Tại Kế hoạch này, Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực thuộc tập trung triển khai 12 nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách tài chính để khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn.

Hai là, tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, khắc phục sự chồng chéo, bất cập, không phù hợp trong chính sách ưu đãi thuế theo ngành, lĩnh vực đầu tư, địa bàn.

Ba là, xây dựng và triển khai các chính sách thuế nhằm khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo phù hợp với mục tiêu thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ mới, các công nghệ ưu tiên phát triển, xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo. 

Bốn là, rà soát, sửa đổi pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định liên quan theo hướng tang cường phân cấp huy động, quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương cùng đầu tư ngân sách vào các hạ tầng dùng chung, đặc biệt trong đầu tư các tuyến đường sắt và hạ tầng liên kết vùng.

Năm là, tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách về giám sát tài chính và tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước.

Sáu là, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách tài chính để khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu
tiên, công nghiệp mũi nhọn.

Bảy là, cân đối chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo quy định của pháp luật; bảo đảm theo kế hoạch hàng năm để tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả của các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tám là, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng lộ trình tăng tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nước tính trên GDP cho nghiên cứu và phát triển; phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN, tiệm cận tỷ lệ bình quân chung của các nước thuộc khối OECD.

Chín là, hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp về tài chính, ngân sách đối với một số địa phương; rà soát, xác định tỷ lệ nguồn thu giữ lại hợp lý đối với các đô thị đặc biệt và các đô thị lớn để bảo đảm phát huy vai trò của các cực tăng trưởng kinh tế trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (mục 8b, trang 21, CTHĐ của Chính phủ). Trọng tâm là xây dựng “Đề án xác định tỷ lệ nguồn thu giữ lại hợp lý đối với các đô thị đặc biệt và các đô thị lớn”.

Mười là, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện, đổi mới chính sách thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, hướng tới trọng tâm ưu tiên thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo và chuỗi giá trị sản xuất, dịch vụ hiện đại.

Mười một, tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Mười hai, phát triển thị trường chứng khoán bền vững, trở thành kênh huy động quan trọng vốn trung và dài hạn cho thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.