Tốc độ mở rộng đô thị của Việt Nam đang tăng chóng mặt
(Tài chính) Theo Báo cáo "Thay đổi Cảnh quan Đô thị Đông Á: Đánh giá một thập kỷ Phát triển Không gian” của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết: Việt Nam đang đô thị hóa nhanh chóng, cả về không gian và dân số. Hiện tốc độ mở rộng đất đô thị Việt Nam đã vượt xa các nước Đông Á và chỉ kém Trung Quốc.
Tốc độ mở rộng đất đô thị Việt Nam chỉ kém Trung Quốc
Nhìn chung, đô thị ở Đông Á tăng với tốc độ trung bình 2,4% mỗi năm trong 1 thập kỷ, với tổng diện tích đô thị vào năm 2010 là 134.800 km2 vào năm 2010. Dân số đô thị tăng nhanh hơn với mức tăng bình quân hàng năm là 3,0%, đạt 778 triệu trong năm 2010 – con số lớn nhất so với bất cứ khu vực nào khác trên thế giới. Phải mất hơn 50 năm châu Âu mới đô thị hoá được số dân như vậy.
Đông Á có 869 khu vực đô thị có trên 100.000 dân. Trong đó bao gồm 8 thành phố lớn với hơn 10 triệu người, bao gồm đồng bằng Châu thổ Châu Giang, Thượng Hải và Bắc Kinh của Trung Quốc; Tokyo và Osaka của Nhật Bản; Jakarta, Seoul và Manila. Đồng bằng Châu thổ Châu giang của Trung Quốc đã vượt qua Tokyo và trở thành đô thị lớn nhất thế giới cả về quy mô và dân số. Tổng diện tích đất đô thị trong năm 2010 ở mức 1%, trong đó có tới 36% tổng dân số là đô thị, tăng so với tỷ lệ 29% trong năm 2000.
Tại Việt Nam, diện tích đất đô thị tăng từ vị trí lớn thứ 7 trong năm 2000 (2.200 km2) lên vị trí thứ 5 vào năm 2010 (2.900 km2). Việt Nam có dân số đô thị lớn thứ sáu trong khu vực Đông Á. Trong giai đoạn 2000 với 2010, dân số đô thị tăng 7,5 triệu người. Nhìn chung, báo cáo tìm ra mối liên quan giữa tăng trưởng kinh tế và tốc độ đô thị hóa. Tuy nhiên, mặc dù tăng trưởng đô thị mang lại cơ hội đổi đời cho người nghèo, chúng cũng có thể nới rộng khoảng cách khoảng cách giàu nghèo trong khả năng tiếp cận dịch vụ, tìm việc và mua nhà.
Tỷ lệ mở rộng đô thị một phần khác nhau tại các quốc gia trong khu vực. Tỷ lệ này đạt cao nhất tại Lào và Campuchia, với hầu hết các tỉnh thành vẫn là nông thôn đang dần đô thị hóa, tại lần lượt là 7,3% và 4,3%. Theo sau là Trung Quốc tại tỷ lệ mở rộng đô thị là 3,1% mỗi năm, sau đó đến Việt Nam tại 2,8%, Mongolia (2,6%), và Philippines (2,4%). Nhật Bản là nước có tỷ lệ đất đô thị lớn thứ hai nhóm các quốc gia trong khảo sát, nên tỷ lệ mở rộng đất đô thị vào mức thấp nhất tại 0,4%.
Việt Nam đứng thứ 5 khu vực về diện tích đô thị
Trong thập kỷ 2000 – 2010, Việt Nam đã vươn lên từ đất nước có diện tích đất đô thị lớn thứ 7 trong năm 2000 (2.200 km2) lên vị trí thứ 5 trong năm 2010 (2.900 km2) trong hệ thống phân cấp đô thị, vượt qua cả Thái Lan và Hàn Quốc. Mức tăng 700 km2 này nằm trong số tăng lớn nhất trong khu vực.
Về không gian, các khu đô thị của Việt Nam tăng 2,8% hàng năm, nằm trong số các nước có tỉ lệ tăng nhanh nhất khu vực. Trong tổng diện tích đất của Việt Nam, 0.9% là đất đô thị, một tỉ lệ tương tự như của Trung Quốc, nhưng cao hơn Indonesia và Philippines.
Mặc dù nhiều đô thị được mở rộng, các thành phố đang trở nên đông đúc hơn. Mật độ dân số đô thị trung bình của Việt Nam đã tăng từ mức 6.800 người/km2 trong năm 2000 lên 7.700 người/km2 năm 2010. Trung bình các khu đô thị của Việt Nam ngày càng trở nên chật chội hơn so với toàn khu vực, mặc dù chưa bằng mức Indonesia, Hàn Quốc hoặc Philippines.
Cũng theo World Bank, tốc độ mở rộng của 2 thành phố này (lần lượt là 3,8% và 4% hàng năm) lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng tăng trưởng các khu đô thị của các nước khác trong khu vực, trừ Trung Quốc. Nếu cứ tiếp tục tăng với tốc độ hiện nay, đến năm 2020 cả 2 thành phố sẽ lớn gấp đôi so với năm 2000. Hai khu đô thị này cũng tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với các khu đô thị khác của Việt Nam. Trong số các khu đô thị của Việt Nam có dân số hơn 500.000 người, chỉ Đà Nẵng có tỉ lệ tăng gần bằng (3,5%).