Triển vọng lãi suất toàn cầu: Thấp hơn trong thời gian dài?
Lãi suất cao hơn tại Hoa Kỳ đang báo hiệu việc chấm dứt chính sách tiền tệ lỏng lẻo trong 10 năm qua, nhưng liệu các quốc gia khác sẽ theo bước Hoa Kỳ bằng cách nâng lãi suất?
Các hàng trung ương đang tránh xa việc in tiền 10 năm dài sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Tuy nhiên, trong khi tăng trưởng kinh tế Mỹ đã quay trở lại, thì việc tương tự cũng chưa chắc sẽ xảy ra với những khu vực khác trên thế giới, bao gồm cả Úc, khi tình hình lãi suất thấp, tăng trưởng thấp, lạm phát và tiền lương cũng thấp được dự đoán sẽ tiếp diễn.
“Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu rất khó khăn vì ban đầu các chính phủ hỗ trợ đối phó với tình hình bằng chi tiêu cao hơn và thuế suất thấp hơn. Lo lắng về việc thâm hụt ngân sách, các ngân hàng trung ương đã giữ lãi suất gần như bằng 0” – Phó tổng giám đốc của Deloitte Access Economics Chris Richardson cho hay.
Richardson thừa nhận các kích thích tài khóa khác nhau và những thay đổi chính sách tiền tệ từ các chính phủ trên toàn cầu đã thúc đẩy sự phục hồi ban đầu, nhưng nói chung nền kinh tế thế giới vẫn chậm phục hồi.
“Mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mọi việc đang dần thay đổi nhưng tất cả chỉ mới bắt đầu”- Richard cho biết.
Nợ toàn cầu đã tăng lên, đây là một phản ứng tự nhiên đối với lãi suất thấp trong lịch sử và nguồn tiền giá trị thấp sẵn có. Theo Viện Tài chính Quốc tế, nợ toàn cầu đạt 247 nghìn tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2018. Điều này khiến nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương nếu một cuộc khủng hoảng tín dụng khác xảy ra và người cho vay bắt đầu thu nợ.
Môi trường lãi suất phân kỳ
Lãi suất là mấu chốt trong một thế giới có mức nợ cao. Mặc dù lãi suất tại Hoa Kỳ đã tăng trong nhiều năm, nhưng đây không phải là trường hợp ở Úc hay Châu Âu, nơi lãi suất tái cấp vốn tiêu chuẩn là 0%.
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vốn đã tăng lãi suất kể từ tháng 12/2015. Vào tháng 9/2018, cơ quan này đã nâng lãi suất mục tiêu 0,25% lên một phạm vi từ 2,0% đến 2,25%. Chu kỳ lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) chậm hơn Hoa Kỳ, với tỷ giá tiền mặt 1,5% của Úc không thay đổi trong hơn hai năm
“Các ngân hàng trung ương đã loại bỏ chính sách tiền tệ rất lỏng lẻo sau cuộc khủng hoảng tài chính và Hoa Kỳ đang tiến gần đến tỷ lệ trung lập, tại mức lãi suất không thúc đẩy cũng như không kìm hãm tăng trưởng kinh tế.”- Belinda Allen - Chuyên gia kinh tế cao cấp thị trường toàn cầu của Commonwealth Bank cho biết.
“Chính do lãi suất đã làm cho nền kinh tế phát triển chậm chạp. Chúng tôi kỳ vọng lãi suất tại Hoa Kỳ sẽ tăng 3 lần nữa từ nay cho đến giữa năm sau (2019). Việc này sẽ đưa lãi suất lên mức cao nhất trong khoảng 2,75% đến 3,0%, thấp so với lịch sử, nhưng là một chặng đường dài từ con số không – mức lãi suất sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, cô nói thêm.
Từ đây sẽ đi đến đâu?
Allen cho biết động lực lãi suất đang khiến các thị trường phải suy ngẫm câu hỏi “Từ đây sẽ đi đến đâu?”
Đồng đô la Úc giảm giá, bị áp lực bởi tỷ giá đô Mỹ cao được thúc đẩy bởi lãi suất Hoa Kỳ cao cũng là một biến số. Giá trị đồng đô Úc bị giảm sút làm tăng nhu cầu về hàng hóa, là một điều tích cực đối với nền kinh tế Úc.
Tăng trưởng kinh tế của Úc là 3,4% cao hơn mức tăng trưởng chung là 2,75%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này lại không tạo nên cú hích thúc đẩy các động lực phát triển khác.
“Tại Úc, tăng trưởng sản xuất mạnh hơn chưa tác động được nhiều đến việc làm tăng giá cả và mức tiền lương. Do vậy chúng ta cần làm cho nền kinh tế vận hành nóng hơn một chút để loại bỏ sự trì trệ nhằm tạo ra mức tiền lương cao hơn” - Allen bổ sung. Điều đó khác với Hoa Kỳ, nơi đã có sự tăng trưởng về tiền lương. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 3,7%, thấp hơn tỷ lệ tự nhiên là 4,5%.
“Tỷ lệ thất nghiệp tại Úc đã giảm xuống còn 5,3%, nhưng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của chúng tôi là 5%. Đó là lý do tại sao tăng trưởng tiền lương của Úc thấp và tại sao RBA sẽ trì hoãn lâu hơn trong việc này” bà Allen cho biết.
Giá cả và lạm phát vẫn không thay đổi
Tăng trưởng tiền lương yếu cũng dẫn đến lạm phát thấp, với giá cả thậm chí trì trệ ở một số quốc gia, Sarah Hunter, trưởng bộ phận kinh tế vĩ mô của Australia tại BIS Oxford Economics cho biết. Bà tin rằng giá cả địa phương vẫn sẽ không thay đổi cho đến tháng 6 năm 2020.
“Chúng tôi đã tạo thêm nhiều việc làm nhưng chưa thấy mức tiền lương có sự tăng trưởng nào, và ở Úc thì xu hướng đó sẽ tiếp tục diễn ra”.
Hunter giải thích rằng trên bình diện quốc tế, thị trường lao động cần thời gian để đạt đến điểm mà tại đó năng lực đã thúc đẩy việc tăng lương. Điều này, cho đến nay mới chỉ xảy ra ở Mỹ và Đức kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Tại Úc sẽ mất thời gian để lạm phát tiền lương và giá cả xảy ra và do đó, Hunter không có kỳ vọng RBA sẽ nâng tỷ lệ tiền mặt cho đến tháng 6 năm 2020.
Tăng thuế quan của Mỹ
Xét về triển vọng của thị trường toàn cầu, có một số điểm không chắc chắn về tác động của đợt thuế quan mới nhất của Hoa Kỳ.
“Điều này sẽ tạo ra một sự gia tăng lạm phát thông qua hệ thống bởi vì một số hàng hóa tiêu dùng hiện đang chịu thuế, và sẽ bắt đầu tăng giá, điều này sẽ làm tăng tốc độ lạm phát thông thường” Hunter cho biết.
Nợ hộ gia đình đã giảm ở Mỹ và châu Âu, với tỷ lệ tiết kiệm cao hơn trước cuộc khủng hoảng tài chính. Úc là một ngoại lệ, nơi mức nợ đã tăng mạnh do sự bùng nổ nhà ở, Hunter nói.
Mặc dù có một số rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu với việc Hoa Kỳ thay đổi các quy tắc thương mại toàn cầu, các chuyên gia vẫn dự đoán kinh tế sẽ có sự tăng trưởng.