Trung Quốc giảm tỷ giá mạnh nhất từ đầu năm đến nay

Theo thoibaokinhdoanh.vn

Tỷ giá tham chiếu hàng ngày đối với đồng nhân dân tệ của Ngân hàng trung ương của Trung Quốc đang giảm với mức giảm mạnh nhất nhất kể từ tháng 1. Động thái này cũng khiến đồng nhân dân tệ ở hải ngoại giảm giá.

Tỷ giá tham chiếu hàng ngày đối với đồng nhân dân tệ của Ngân hàng trung ương của Trung Quốc đang giảm. Nguồn: internet
Tỷ giá tham chiếu hàng ngày đối với đồng nhân dân tệ của Ngân hàng trung ương của Trung Quốc đang giảm. Nguồn: internet

Theo thông báo được NHTW Trung Quốc (PBOC) đưa ra sáng nay (15/3), tỷ giá chính thức giảm 0,26%, xuống 6,5079 nhân dân tệ đổi 1 USD. Đồng nhân dân tệ giao dịch ở Hồng Kông tiếp tục giảm giá, xuống còn 6,5033 nhân dân tệ đổi 1 USD. Trong đêm 14/3, đồng USD đã tăng 0,4%.

Thống đốcNgân hàng trung ương Trung QuốcChu Tiểu Xuyên cho rằng đồng tiền của Trung Quốc đã trở lại "bình thường , hợp lý và dựa theo các nguyên tắc định hướng cơ bản", đồng thời tuyên bố nước này không phải sử dụng chính sách ngoại hối để thúc đẩy thương mại nữa.

Trong khi đó, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo đến cuối năm nay, nhân dân tệ sẽ giảm xuống 7 NDT/USD.

Theo đó, Nhân dân tệ (NDT) đang trong thời gian nghỉ ngơi sau khi làm náo loạn các thị trường tài chính, từ Sao Paulo đến Singapore, từ mùa hè năm ngoái.

Tỷ giá NDT/USD hiện dao động ở 6,5241 NDT/USD, giảm so với 6,5800 hồi đầu năm nay.

Nỗ lực khôi phục niềm tin vào nền kinh tế của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã phần nào phát huy tác dụng. Dòng vốn rút ra - yếu tố lớn khiến NDT mất giá và kéo giảm dự trữ ngoại hối khi Ngân hàng trung ương nước này (PBOC) phải can thiệp để ngăn đà giảm sâu của đồng nội tệ - cũng đã lắng dịu.

Tuy nhiên, Goldman Sachs vẫn dự đoán rằng NDT sẽ giảm xuống 7 NDT/USD vào cuối năm nay vì 4 lý do sau:

1. Khối nợ lớn

Tín dụng bùng nổ những năm gần đây đã khiến tổng nợ trong nền kinh tế lớn nhì thế giới tăng mạnh. Việc này cho thấy lãi suất có khả năng còn duy trì ở mức thấp trong dài hạn. Goldman Sachs cho rằng việc Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa sẽ càng gây thêm sức ép giảm giá lên nội tệ.

2. Kinh tế giảm tốc

Động cơ tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc đã chậm lại. Hồi tháng 2, xuất khẩu nước này giảm mạnh nhất từ 2009, do NDT tăng giá vài năm gần đây. GDP Trung Quốc năm ngoái chỉ tăng 6,9% - cao so với thế giới nhưng vẫn chậm nhất 25 năm. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách giờ sẽ phải can thiệp vào tiền tệ để chống lại đà giảm tốc của nền kinh tế, Goldman dự báo.

3. Trung Quốc vốn thích nội tệ yếu

Theo Goldman Sachs, việc phá giá có kiểm soát đồng NDT hồi tháng 12 năm ngoái và những tuần đầu năm nay cho thấy giới chức Trung Quốc "có xu hướng chuộng" nội tệ yếu.

Trong một bài phỏng vấn gần đây trên Caixin Online, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) - Zhou Xiaochuan cũng cho biết tỷ giá hiện tại vẫn chưa thể hiện "sự cân bằng và hợp lý" với NDT.

4. Sự khác biệt về chính sách

Goldman dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất 3 lần năm nay. Trong khi đó, tăng trưởng tại đây sẽ tiếp tục cải thiện.

Lãi suất tại Mỹ tăng, cộng với xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ của Trung Quốc sẽ khiến dòng vốn rút ra càng mạnh và làm NDT yếu đi.

PBOC đang đứng trước 2 sự lựa chọn - hạ giá mạnh một lần, hoặc làm yếu dần nội tệ. Goldman cho rằng lựa chọn 2 sẽ khả thi hơn. Do nếu hạ một lần, uy tín của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ bị nghi ngờ. Thu hút sự chú ý trong bối cảnh nhạy cảm hiện tại là điều họ không hề muốn.

Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng 9. Và bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào tháng sau đó. Vì thế, năm nay không phải thời điểm thích hợp để bị dò xét.