Trung Quốc lo ngại Ấn Độ trở thành đối thủ cạnh tranh

Theo ncseif.gov.vn

Mặc dù vượt xa Ấn Độ trong một vài lĩnh vực, nhưng Trung Quốc nhận ra rằng Ấn Độ có tiềm năng lớn và nếu được khai thác hiệu quả , Ấn Độ có thể trở thành mối đe dọa lớn đối với Trung Quốc.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái khẳng định cam kết mở cửa mạnh mẽ, hơn nữa thị trường Trung Quốc. Để thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh  nước này đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm dự trữ ngoại hổi.

Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng tuyên bố các công ty nước ngoài sẽ được đối xử như các công ty trong nước khi đăng ký giấy phép, thiết lập tiêu chuẩn, mua sắm của chính phủ  và sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi theo sáng kiến “ Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025” ( made in China 2025). Những cam kết trên của các nhà lãnh đạo Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ đang trở thành điểm sáng về thu hút FDI.

Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc lo sợ có thể bị thua trong cuộc đua FDI với Ấn Độ. Năm 2015, lần đầu tiên Ấn Độ đứng đầu thế giới về thu hút FDI ( 63 tỷ USD), vượt qua Trung Quốc ( 56,6 tỷ USD) và Mỹ ( 59,6 tỷ USD). Điều này đã rung hồi chuông cảnh báo Trung Quốc.

Trong lĩnh vực sản xuất, Trung Quốc cũng lo ngại rằng Ấn Độ cũng vượt qua nước này trong sản xuất dài hạn vì chi phí lao động ở Trung Quốc đang tăng lên. Tờ báo Hoàn Cầu của Trung Quốc  gần đây đăng bài có tiêu đề “ Trung Quốc nên quan tâm hơn tới tăng cường năng lực cạnh tranh với sản xuất của Ấn Độ”.

Mặc dù, Ấn Độ vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển các ngành công nghiệp sản xuất định hướng xuất khẩu, nhưng nước này nổi lên như một trung tâm khu vực cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Một phân tích gần đây cho thấy tiền công ở Trung Quốc vào năm 2016 cao gấp 5 lần so với Ấn Độ. Cũng theo bài viết trên, xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc tăng 42% vào tháng 1 năm 2017. Mặc dù Trung Quốc có lợi thế hơn so với Ấn Độ trong thương mại song phương, nhưng thực tế xuất khẩu của Ấn Độ đang tăng lên nhanh chóng.

Đáng chú ý các công ty công nghệ phần mềm có trụ sở ở Mỹ đã giải tán nhóm nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc với gần 300 người, trong khi thành lập một nhóm khác ở Ấn Độ với khoảng 2.000 chuyên gia khoa học và kỹ thuật trong vài năm qua. Đây là một ví dụ cho thấy Ấn Độ có nhiều tài năng công nghệ tốt hơn.

Trong vài năm trước, Trung Quốc đã chứng kiến sự bùng nổ công nghệ kỹ thuật chưa từng thấy khi đất nước trở thành điểm đến hấp dẫn của các trung tâm nghiên cứu và phát triển nước ngoài. Tuy nhiên, bây giờ một số công ty công nghệ cao đang chuyển sự chú ý từ Trung Quốc sang Ấn Độ do chi phí lao động tương đối thấp hơn và với đội ngũ nhân tài trẻ, Ấn Độ ngày càng trở nên hấp dẫn.

Việc Ấn Độ phóng thành công 104 vệ tinh trong cùng một lần phóng, phá vỡ kỷ lục 37 vệ tinh của Nga là thành tựu vượt trội trong lĩnh vực công nghệ. Trung Quốc có thể học hỏi Ấn Độ trong công nghệ vũ trụ. Những gì Ấn Độ đang làm trong ngành không gian có thể khiến Trung Quốc ghen tị. Ấn Độ đang phát triển công nghệ chi phí thấp, vượt qua Trung Quốc về công nghệ vũ trụ và ngày càng trở nên quan trọng nhờ việc tạo ra các ứng dụng dân sự và quân sự khác nhau.

Thành công của Ấn Độ  trong “sứ mệnh Mangalyaan” với chi phí thấp hồi năm ngoái đã gây ra tiếng vang ở Trung Quốc khi mà “ Sứ mệnh sao hỏa” của Trung Quốc bị thất bại trong năm 2009 chưa thể tiếp tục triển khai. Lo lắng của Trung Quốc vượt ra ngoài lĩnh vực không gian. Chi phí thấp của Ấn Độ trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ có thể giúp Ấn Độ mở rộng tiềm năng công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau.

Xét đến quan hệ quốc phòng Ấn – Mỹ, năm ngoái Ấn Độ  và Mỹ đã ký thỏa thuận ghi nhớ trao đổi hậu cần (LEMOA)- một thỏa thuận quốc phòng tạo điều kiện hỗ trợ, cung cấp hậu cần và dịch vụ quân đội giữa hai nước. Mặc dù các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đánh giá thấp thỏa thuận này, nhưng LEMOA không khỏi gây ra quan ngại cho Bắc Kinh.

Với thỏa thuận LEMOA, Mỹ giờ đây có thể chiếm ưu thế không chỉ ở Ấn Độ Dương mà còn dễ dàng tiếp cận tới Biển Đông vì tàu chiến Mỹ có thể cập bến và sữa chữa tại các cảng biển của Ấn Độ. Điều này sẽ phá vỡ nỗ lực của Trung Quốc trong thiết lập vành đai bao vây Ấn Độ và thống trị khu vực Ấn Độ Dương.