Tuyên Quang phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản


Nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia năng suất chất lượng 712, tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ thuộc chương trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản.

Tuyên Quang phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản.
Tuyên Quang phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản.

Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các Sở, ngành chức năng đẩy mạnh ứng dụng các kết quả nghiên cứu, lựa chọn giống mía tốt, cơ cấu giống phù hợp, đáp ứng yêu cầu về năng suất, chất lượng, rải vụ để phát triển vùng sản xuất nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các mô hình thâm canh tăng năng suất, chất lượng mía nguyên liệu; các mô hình phòng trừ hiệu quả và an toàn các loại sâu, bệnh hại cây.

Cùng với đó, ứng dụng công nghệ sinh học nhân giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô để xây dựng bộ giống mía năng suất, rải vụ thu hoạch, phù hợp với điều kiện lập địa từng vùng sản xuất; ứng dụng công nghệ lai tạo, tuyển chọn và nhân giống cây keo có chu kỳ ngắn, sinh khối lớn, chống chịu bệnh, đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu phục vụ nhà máy giấy trên địa bàn Tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các sở, ngành chức năng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất giống cấy keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô, phục vụ trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu giấy bền vững.

Đặc biệt, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các sở, ngành chức năng đã xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực và đặc sản của tỉnh (Cam sành Hàm Yên, các sản phẩm chè đặc sản: Chè Khau Mút-Thổ Bình, Chè Shan Tuyết- Sinh Long..., Rượu ngô Na Hang, rượu thóc  Lâm Bình, nước khoáng thiên nhiên Mỹ Lâm, vịt bầu Minh Hương, trâu ngố Chiêm Hóa, bưởi Xuân Vân, hồng Xuân Vân...