Vietcombank tổ chức đào tạo về cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng số
Mới đây, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tổ chức chương trình “Đào tạo về việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng số cho khách hàng bán buôn”.
Chương trình có sự tham dự của 28 chi nhánh đến từ khu vực Hà Nội, Bắc và Trung Trung Bộ, Trung du và miền núi phía Bắc, gồm các lãnh đạo phòng khách hàng doanh nghiệp (KHDN) và dịch vụ khách hàng (DVKH) của các chi nhánh.
Chương trình đào tạo nhằm: (i) Làm rõ lợi ích của Vietcombank, tính cần thiết phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng số (SPDV NHS) cho khách hàng bán buôn (KHBB); (ii) Làm rõ đối tượng khách hàng, cách thức nhận diện nhu cầu KH phù hợp với các SPDV và giải pháp ngân hàng số cho KHBB của Vietcombank; (iii) Đào tạo quy trình phối hợp bán, xử lý giao dịch ngân hàng số phục vụ KHBB; (iv) Chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi các khó khăn vướng mắc (KKVM) trong quá trình cung ứng SPDV ngân hàng số cho KHBB; (v) Thực hành trải nghiệm tác nghiệp trực tiếp trên hệ thống gia tăng sự tự tin trong công tác hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng.
Tại chương trình, các học viên đã được đại diện của phòng Giải pháp và kênh số bán buôn (GPKSBB) truyền đạt về nội dung giới thiệu tổng quan về lợi ích của Chi nhánh, cách nhận diện nhu cầu KH phù hợp với hệ thống IBTC/VCB-Cashup;
Tham gia thảo luận thông qua đóng kịch với các chủ đề do 5 nhóm tự chọn: Ứng dụng các công cụ bán SPDV NHS; Tình hình cạnh tranh bán SPDV NHS; Bài học thực tế khi triển khai bán SPDV NHS (thất bại/thành công); Tham gia trải nghiệm hệ thống IBTC/VCB-Cashup trên môi trường kiểm thử; Làm bài tập nhóm về chủ đề: (i) Lợi ích của chi nhánh trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng số cho KHBB; (ii) Khó khăn vướng mắc của chi nhánh trong quá trình chào bán SPDV ngân háng sốS tới khách hàng; Cuối cùng là thảo luận một số tình huống thực tế và giải đáp đã giúp chi nhánh tháo gỡ vướng mắc.
Sau 1 ngày làm việc, học tập trên tin thần nghiêm túc, học hỏi, nhiều kết quả đã được ghi nhận:
Thứ nhất, chương trình đào tạo đã diễn ra thành công với sự đón nhận nhiệt liệt, chia sẻ cởi mở từ các chi nhánh;
Thứ hai, các chi nhánh đều thể hiện sự phấn khởi và nhận thức rõ chiến lược bán Customer centric, mạnh dạn, chủ động, tự tin hơn trong kế hoạch chào bán SPDV ngân hàng số tới khách hàng;
Thứ ba, đã giải đáp các khó khăn vướng mắc của chi nhánh, cũng như ghi nhận lại những nội dung ý kiến đề xuất của chi nhánh để đánh giá khả năng đáp ứng.