10 giải pháp tổng thể để phát triển logistics
Đó là quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về Logistics diễn ra tại Hà Nội vào ngày 16/4/2018.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định "tính kết nối của kết cấu hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc giảm giá dịch vụ logistics". |
Tại Việt Nam, vấn đề logistics đã được đề cập trong văn kiện Đại hội Đảng đã được các bộ, ngành triển khai. Tuy nhiên, khái niệm, cách tổ chức thực hiện, nhất là các biện pháp tổng hợp để xử lý vấn đề này còn hạn chế. Chi phí logistics ở nước ta còn cao, thậm chí rất cao, do còn tồn tại nhiều rào cản...
Những rào cản cản trở sự phát triển logistics tại Việt Nam
Đối với nền kinh tế Việt Nam và các nền kinh tế trong khu vực, vai trò của logistics là hết sức quan trọng, đây là một trong 12 nhóm ngành được cộng đồng ASEAN ưu tiên hỗ trợ phát triển. Đồng thời, đây là một dịch vụ kinh doanh hấp dẫn được nhiều công ty trong và ngoài nước triển khai và nếu tổ chức tốt thì hằng năm nền kinh tế có thể thu về lợi ích trị giá hàng tỷ USD.
Mặc dù, trong thời gian qua hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam đã được đầu tư phát triển, kết cấu hạ tầng giao thông đã có chuyển biến, nhưng kết nối giữa các phương thức vận tải vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề hạn chế, chính vì vậy chi phí vận tải thường rất cao.
Trên hành lang Bắc-Nam, vận tải đường sắt, đường biển đều kém cạnh tranh so với vận tải đường bộ ở các đầu mối kết nối 2 đầu và cả ở các chặng ngắn hơn trên hành lang. Các ga bốc xếp hàng hoá ở 2 đầu Hà Nội (Yên Viên, Giáp Bát) và TP. Hồ Chí Minh (Sóng Thần) đều có diện tích kho bãi nhỏ, dịch vụ logistics chưa đáp ứng yêu cầu. Các ga trung gian hầu như chưa có ga nào có thể tiếp nhận và xử lý container.
Việc kết nối dịch vụ của đường sắt cũng còn nhiều hạn chế. Vận tải biển cũng chỉ đảm nhận một phần khối lượng giữa miền Bắc và miền Nam, còn trên các chặng ngắn hơn do lượng hàng thấp, thời gian vận chuyển dài hơn nên khách hàng chủ yếu vẫn lựa chọn đường bộ.
Tại Hội nghị toàn quốc về Logistics, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, phải nhận thức rõ gánh nặng chi phí đang là một rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, trong đó, chi phí logistics cao đang là một trong những rào cản lớn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam; bên cạnh đó, việc đầu tư chưa hợp lý giữa các phương thức vận tải, việc kết nối kém đã góp phần làm tăng chi phí vận tải và logistics.
“Các địa phương cần nắm rõ, ngành Giao thông vận tải và Công thương cần tổ chức vấn đề này cho tốt bởi nếu làm tốt về logistics sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, kho bãi... làm giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận”. Thủ tướng nhấn mạnh.
10 giải pháp tổng thể cần hướng tới
Nhận thức rõ những vấn đề đang tồn tại trong tính kết nối hạ tầng giao thông, tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, cần thực hiện 10 giải pháp tổng thể nhằm nâng cao tính kết nối trong thời gian tới.
Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Hướng tới cắt giảm ít nhất 50% điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Hai là, rà soát các quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tính đồng bộ kết nối của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất.
Ba là, tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics. Trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính.
Bốn là, phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển.
Năm là, tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để mở rộng kết nối hạ tầng logistics. Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh.
Sáu là, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách, vốn ODA cho các dự án nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình có tính quan trọng, cấp bách.
Bảy là, khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực để tăng cường thực hiện kết nối; đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Tám là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác vận tải.
Chín là, nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực