Ban Quản lý các dự án đường thủy vừa có tờ trình đề nghị phê duyệt dự án đầu tư xây dựng dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là vùng có lợi thế phát triển logistics, do đó, những năm gần đây hệ thống logistic của vùng được quan tâm phát triển. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng logistics nói chung và cơ sở hạ tầng kho bãi tại khu vực miền Trung nói riêng đã có nhiều cải thiện cả về số lượng và chất lượng, số doanh nghiệp cung cấp cũng như sử dụng dịch vụ kho bãi logistics. Tuy nhiên, hệ thống logistics tại đây vẫn chưa phát triển như kỳ vọng, tỷ lệ doanh nghiệp logistic còn thấp, chất lượng kho bãi còn kém và lạc hậu. Trên cơ sở phân tích thực trạng của kết cấu hạ tầng kho bãi khu vực miền Trung, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng kho bãi khu vực miền Trung.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động, phát triển doanh nghiệp bền vững, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp logistics muốn thành công trong thời đại 4.0 cũng phải linh hoạt thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội mới theo hướng chuyển đổi số như một xu hướng tất yếu. Để quá trình chuyển đổi số thành công và hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu là con người. Nghiên cứu này thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia để xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển nhân lực logistics thúc đẩy quá trình số hóa tại doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ ở Việt Nam, đồng thời áp dụng mô hình AHP (phương pháp phân tích thứ bậc) để đánh giá mức độ tác động của các chỉ tiêu này.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp đã tìm đến Đồng bằng Sông Cửu Long như một điểm đến đầu tư mới và nhiều tiềm năng để đầu tư những dự án quy mô lớn như SLP, VSIP,...
Bài viết này nghiên cứu các yếu tố quyết định đến sự lựa chọn doanh nghiệp dịch vụ logistics (doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa) của khách hàng cá nhân. Thông qua khảo sát 265 khách hàng cá nhân, kết quả cho thấy các yếu tố: Giá cả, tin cậy, đảm bảo, đáp ứng, hữu hình, xu hướng lựa chọn đều có tác động lớn đến hành vi lựa chọn khách hàng cá nhân, trong đó, giá cả và đáp ứng là 2 nhân tố ảnh hưởng mạnh. Từ đó, nhóm tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp thu hút khách hàng, nâng cao doanh thu và ưu thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
Quốc gia nào cũng cần lực lượng doanh nghiệp nội địa đủ mạnh để trung hoà ảnh hưởng những con sóng trên thị trường do các doanh nghiệp đa quốc gia tạo nên. Khi có sự cạnh tranh lành mạnh, chi phí logistics sẽ về mức giá hợp lý, và trở thành nhân tố thu hút, giữ chân các “đại bàng” FDI khi quy định thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu chỉ còn tính bằng tháng.
Trong những năm gần đây, ngành logistics Việt Nam đã có tốc độ phát triển nhanh và đạt được nhiều thành tích đáng kể. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ tình hình thế giới như chiến tranh, lạm phát, biến động giá nhiên liệu… hoạt động logistics của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Để ngành logistics phát triển mạnh và bền vững, cần đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng logistics chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận chuyển lưu thông hàng hóa. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistics của Việt Nam trong bối cảnh mới.
Thị trường Logistics Việt Nam có nhiều dư địa phát triển nhưng còn bỏ ngỏ, là cơ hội hấp dẫn cho các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư, theo báo cáo của VinaCapital.
Sự thay đổi quan trọng trong công nghệ, mô hình kinh doanh, hành vi tiêu dùng khách hàng đã mang đến những cơ hội cũng như rủi ro cho ngành Logistics. Ngày nay, khách hàng thích nhận hàng nhanh hơn, an toàn hơn, linh hoạt hơn và ít chi phí giao nhận. Bằng việc ứng dụng công nghệ nhận dạng tín hiệu vô tuyến (RFID) trong quản lý kho, vận tải, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả hoạt động kiểm soát chuỗi cung ứng từ công đoạn nhập hàng cho đến khi hàng được đem đi phân phối, từ đó tăng lợi nhuận và giảm thiểu nhiều chi phí.