2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ

Theo Vân Thùy/Business Insider/ndh.vn

Số lượng các nhà bán lẻ đã nộp đơn xin phá sản ở mức cao kỷ lục khi thói quen mua sắm của người Mỹ thay đổi. Sau nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ, ngành bán lẻ nước này đang thực sự biến động.

Gần đây, liên tiếp 15 nhà bán lẻ của Mỹ đã nộp đơn xin phá sản hoặc công bố thanh lý. Năm 2018 thực sự là năm sụp đổ của ngành bán lẻ.

Nine West

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 1

Công ty quần áo và giày dép nữ Nine West Holdings cho biết đã nộp đơn bảo hộ phá sản theo chương 11 Luật Phá sản của Mỹ để tạo điều kiện bán hãng Nine West và Bandolino. Công ty công bố khoản nợ lên đến hơn 1 tỷ USD.

“Đây là bước đi đúng đắn của chúng tôi”, Ralph Schipani – CEO của Nine West Holdings tuyên bố. “Sau khi hoàn tất quá trình tổ chức lại, công ty chúng tôi sẽ giảm nợ đáng kể và tương lai sẽ định vị tốt hơn”.

Claire

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 2

Chuỗi trang sức Claire đệ đơn xin phá sản hồi tháng 3 vừa qua. Công ty cho biết lượng khách hàng đến các trung tâm mua sắm giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh.

“Thay đổi trong sở thích và thói quen mua sắm của người tiêu dùng đang đặt ra thách thức cho ngành công nghiệp bán lẻ nói chung”, Claire cho biết trong hồ sơ phá sản. Nhà bán lẻ có kế hoạch đóng cửa 92 cửa hàng, hầu hết đều nằm trong các trung tâm thương mại.

The Walking Company

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 3

Công ty The Walking có tới 208 cửa hàng khắp nước Mỹ, cũng nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo chương 11 Luật Phá sản của Mỹ hồi tháng 3.

Bon-Ton

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 4

Bon-Ton là chuỗi cửa hàng bách hóa của Mỹ. Công ty sở hữu một loạt các chuỗi Bon-Ton, Bergner’s, Boston Store, Carson, Elder-Beerman, Herberger’s và Younkers. Công ty đã đệ đơn xin phá sản từ tháng 2 và thanh lý vào tháng 8.

Toys R Us

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 5

Toys R Us đã thanh lý các cửa hàng tại Mỹ sau khi nỗ lực tái cơ cấu thông qua phá sản thất bại. Công ty đệ đơn xin phá sản vào tháng 9/2017 đồng thời đóng các trang web Toys R Us và Babies R Us.

Remington Outdoor

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 6

Tháng 3/2018, Remington đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản trong bối cảnh doanh số bán súng đi xuống. Công ty 202 tuổi này sở hữu các nhà sản xuất súng bao gồm Bushmaster và Marlin. Doanh thu của hãng đã giảm 30% trong năm ngoái xuống còn 600 triệu USD.

Remington không phải công ty súng duy nhất phải đối mặt với sự sụt giảm doanh số bánh hàng. Điều này được cho là có liên quan đến Tổng thống Trump.

A'Gaci

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 7

Hãng bán lẻ quần áo và phụ kiện A’Gaci đã đệ đơn xin phá sản từ tháng 1. Tại thời điểm đó, công ty cho biết đã lên kế hoạch đóng cửa 49 trên tổng số 76 cửa hàng.

Kiko USA

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 8

Kiko USA – thương hiệu mỹ phẩm khá nổi tiếng cũng đệ đơn xin bảo hộ phá sản từ tháng 1 và cho biết chỉ để lại 4 trên tổng 29 cửa hàng, đồng thời cũng đóng cửa luôn trụ sở chính tại New York.

Bertucci's

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 9

Tháng 4/2018, chuỗi cửa hàng ăn uống bình dân của Italy đã đệ đơn xin phá sản đồng thời đóng cửa 15 nhà hàng. Công ty có 59 nhà hàng ở Mỹ cho biết họ đã đồng ý bán tài sản cho Right Land Dough Acquisitions LLC với giá gần 20 triệu USD.

Southeastern Groces

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 10

Công ty mẹ của chuỗi cửa hàng tạp hóa Winn-Dixie, Harveys và Bi-Lo đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản hồi tháng 3. Công ty đã đóng cửa 94 cửa hàng như 1 phần của thủ tục phá sản. Con số này chiếm 16% trên tổng số các cửa hàng. Hiện Southeastern Grocers còn 582 địa điểm.

Tops Market

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 11

Tops Market điều hàng 174 siêu thị - hay còn được gọi là Tops Friendly Markets có mặt ở New York, Pennsylvania và Vermort. Công ty đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 2 và cho biết sẽ đóng cửa “một vài” siêu thị mà không nêu con số cụ thể.

Brookstone

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 12

Brookstone đệ đơn xin bảo hộ phá sản từ tháng 8. Nhà bán lẻ cho biết họ sẽ đóng cửa toàn bộ cửa hàng tại các trung tâm thương mại. Công ty đang tìm kiếm người mua lại các cửa hàng kinh doanh thương mại điện tử và cửa hàng tại sân bay.

National Store

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 13

Công ty mẹ của chuỗi cửa hàng giảm giá Fallas, Conway’s và Factory 2-U đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản hồi tháng 8. 74 trong tổng số 344 cửa hàng được tuyên bố đóng cửa.

Nhà bán lẻ cho biết lý do công ty phá sản là môi trường ngành tiêu cực, chi phí mua lại Conway tốn kém, khoản doanh thu bị mất từ Hurricanes Harvey và Maria và phạm vi dữ liệu hẹp 2017.

Mattress Firm

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 14

Nhà bán lẻ nệm lớn nhất Mỹ vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản ngày 5/10. Công ty cho biết họ có kế hoạch đóng cửa 700 cửa hàng. Hãng vốn được coi là nhà bán lẻ nệm lớn nhất Mỹ với khoảng 3.272 cửa hàng. Công ty ngày càng bị áp lực bởi những start up như Casper chiếm thị phần và thay đổi trong tư duy mua sắm.

Sears

2018 - năm sụp đổ của ngành bán lẻ Mỹ - Ảnh 15

Từng là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, Sears đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản ngày 15/10 và thông báo Eddie Lampert sẽ từ chức vị trí CEO. Công ty này cho biết sẽ đóng 142 cửa hàng tính đến cuối năm và thanh lý ngay lập tức.

Sears đã đóng cửa các cửa hàng và bán tài sản sau nhiều năm doanh số sụt giảm. Thời điểm phá sản, công ty có 687 cửa hàng Sears và Kmart, giảm từ gần 2.000 cửa hàng trong năm 2013.