5 lí do khiến giá bất động sản liên tục gây “sốt” trong năm 2017
Trong năm 2016, giá đất tại các thành phố lớn Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Đà Nẵng liên tục đi lên và kênh đầu tư này được dự báo vẫn sôi động với mạch tăng kéo dài hết năm 2017.
Khảo sát từ 1 số nhà đầu tư trên thị trường cho thấy, có ít nhất 5 lý do khiến cho “cơn sốt” giá đất năm 2016 sẽ tiếp diễn hết năm 2017.
Một là, quyết định của chính phủ đẩy mạnh phát triển hạ tầng cơ bản tại các vị trí giao thương hàng hóa then chốt, huyết mạch tại 2 đầu cả nước.
Vào tháng 8/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng với các Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan tìm kiếm, bố trí nguồn vốn cân đối chuẩn bị đầu tư cho dự án Sân bay Long Thành; trước mắt, phân khai nguồn vốn 5.000 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua và giao UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức quản lý, sử dụng
Sân bay Long Thành hay dự án ga Metro chỉ là một trong các dự án khổng lồ hạ tầng cho xã hội được đưa vào đầu tư tính bằng đơn vị hàng chục ngàn tỉ đồng trở lên tại Hà Nội và Tp.HCM đã và đang tiếp tục phát huy tác dụng. Những hạng mục hạ tầng này, tạo cú hích lớn kích giá đất theo các tuyến đường, cầu, khu vực lân cận, vành đai, đại lộ mới, cao tốc, metro… kì vọng vào giá bất động sản sẽ tiếp tục tăng thêm nữa.
Hai là, nếu như năm 2013 -2014 phân khúc tạo sóng ttrên thị trường bất động sản là căn hộ cao cấp, thì năm 2016 là sóng bất động sản dành cho phân khúc căn hộ trung cấp và có lẽ vì thế đối tượng khách hàng còn lại vào năm 2017 nhiều khả năng điểm nhấn chuyển sang chung cư giá rẻ có qui mô nhỏ hơn 1 tỉ (người lao động nhập bình dân).
Các dự án căn hộ khu dân cư triển khai đã góp phần qui hoạch lại đô thị, tạo ra các khu vực kinh doanh lân cận sầm uất. Đây chính là mồi lửa kích giá đất quanh các khu dân cư mới này tăng lên. Giá đất quanh các tòa chung cư mới mọc lên có thể tăng với tỷ lệ kép 20% mỗi năm.
Ba là, các nhà phát triển bất động sản lớn như Vingroup, SunGroup, FLC , Novaland, Đất Xanh,Phát Đạt, Hưng Thịnh, Him Lam, Khang Điền, đang thực hiện chiến dịch săn, gom, thâu tóm quỹ đất bằng nhiều hình thức khác nhau để chuẩn bị cho những kế hoạch phát triển sản phẩm mới.
Chiến lược này của các doanh nghiệp đã khiến cho giá bất động sản tại Hà Nội và Tp.HCM và các đô thị lớn vẫn đang tăng tốc bất chấp đã tăng nóng trước đó. Những cuộc đua săn lùng quỹ đất của các ông lớn này đã kích giá đất tăng vọt vài chục phần trăm trong năm 2016 và chưa có dấu hiệu dừng lại trong năm 2017.
Bốn là, dòng vốn ngoại vẫn chảy mạnh vào bất động sản. Dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Nhiều ông lớn đã xúc tiến các thương vụ mua bán và sáp nhập có giá trị lớn, trong đó, đáng kể nhất là nhà đầu tư từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, trong đó lĩnh vực bất động sản đứng thứ 2 với 29 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,22 tỷ USD, chiếm 8,9% tổng vốn đăng ký.
Cuối cùng đó là, quan điểm cho rằng đất đai là của để dành phòng chống lạm phát, tài nguyên đất sẽ khan hiếm theo thời gian, quỹ đất không tăng lên, tạo hiệu ứng tích cực trong giới đầu tư bất động sản gắn liền với đất.
Tâm lý phải có “tấc đất tấc vàng” đã ăn sâu trong tâm lý người Việt trải qua thời kì siêu lạm phát. Đây cũng là tư duy “an cư lạc nghiệp”, tích lũy tài sản kiểu truyền thống đã tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của thị trường nhà đất.