Agribank tích cực hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển
Sự đồng hành, hợp tác, gắn kết giữa Agribank, ngành Ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp, hình thành nên các thương hiệu quốc gia, khẳng định sức mạnh và giá trị Việt trên trường quốc tế. Đặc biệt là đóng góp tích cực, quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.
Mở rộng dịch vụ, hỗ trợ tối đa cho khu vực kinh tế tư nhân
Mặc dù là ngân hàng thương mại (NHTM) phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường nhưng với sứ mệnh của NHTM duy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, qua 31 năm phát triển, Agribank luôn giữ vững vai trò chủ lực trong cung ứng vốn; đã cùng ngành Ngân hàng tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế được mở rộng vay vốn, sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, hỗ trợtích cực cho doanh nghiệp (DN), người dân trong sản xuất - kinh doanh, góp phần tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho DN phục hồi và yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn Agribank đầu tư vào “tam nông” hiện nay chiếm trên 50% thị phần cung ứng vốn tín dụng cho lĩnh vực này của Việt Nam. Cùng với đó, Agribank còn cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch thanh toán của người dân, doanh nghiệp.
Cụ thể là Agribank đã ưu tiên tập trung vốn cho vay các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, trong đó có DN tư nhân; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay trên cơ sở đánh giá các biện pháp khắc phục khó khăn trong sản xuất - kinh doanh và khả năng trả nợcủa khách hàng vay; Cải cách quy trình và thủ tục hành chính trong cho vay nhằm giảm bớt phiền hà cho khách hàng trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về cấp tín dụng.
Cùng với đó, Agribank đã đi đầu trong thực hiện các chính sách tín dụng quan trọng (hiện đang triển khai các chương trình tín dụng chính sách và 02 chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch thanh toán của người dân, DN. Theo thống kê, nguồn vốn Agribank đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay chiếm trên 50% thị phần cung ứng vốn tín dụng cho lĩnh vực này của Việt Nam.
Ngoài các giải pháp trên, hàng năm, Agribank còn ban hành đồng bộ chính sách ưu đãi về lãi suất tiền gửi, tiền vay, phí thanh toán, phí dịch vụ và các chính sách khác để khách hàng có thể sử dụng nhiều gói sản phẩm, dịch vụ có tính liên kết; Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.
Tăng cường tính liên kết cùng nhau phát triển
Từ thực tiễn triển khai, Agribank nhận thức rất rõ rằng, tăng cường tính liên kết giữa các thành phần kinh tế sẽ nhân lên sức mạnh của cả nền kinh tế nói chung. Riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, liên kết sản xuất tạo điều kiện phân bổ lợi ích và cả rủi ro giữa những người tham gia trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, giảm được ngày công lao động, giảm chi phí sản xuất. Liên kết giúp người trực tiếp sản xuất có định hướng và đầu ra với giá bán ổn định, giảm bớt các khâu trung gian trong sản xuất đến sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, giá bán sản phẩm, nâng cao hiệu quả cho các chủ thể trong quá trình sản xuất…
Do vậy, để tăng cường tính liên kết của các chủ thể, Agribank khuyến nghị, thời gian tới, cần có chính sách bảo hiểm giá, rủi ro trong sản xuất kinh doanh cho các chủ thể tham gia chuỗi liên kết; Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Bảo hiểm đối với cây trồng, vật nuôi và bảo hiểm tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, bảo hiểm năng suất, sản lượng…; Sớm rà soát, điều chỉnh và công bố quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao, chuyên môn hóa đối với cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với lợi thế cạnh tranh và sự biến đổi khí hậu; Có tiêu chí cụ thể cho các mô hình sản xuất công nghệ cao trong nông nghiệp; Có cơ chế khuyến khích tư nhân và DN đầu tư vào lĩnh vực này, đồng thời, quy hoạch các nhà máy sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
Đồng thời, có các giải pháp đồng bộ để khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, liên kết với nông dân, phát triển mạnh mẽ tổ hợp tác, hợp tác xã để hỗ trợnông dân, DN trong liên kết; để tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, phân định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng “thành viên trong chuỗi liên kết” và có chế tài ràng buộc để giữ mối liên kết; nhất là sự hỗ trợtrong việc kết nối ngân hàng với doanh nghiệp và người dân.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần quan tâm, ổn định quy hoạch vùng, tiểu vùng ngành nông nghiệp, hỗ trợngân hàng, DN, người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động sản xuất và cấp tín dụng như: Xúc tiến nhanh việc cấp đổi giấy chứng nhận, gia hạn, chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất...; Khuyến khích các Hiệp hội thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận, gắn trách nhiệm giữa các ngành, các cấp, chính quyền địa phương trong việc quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mô hình liên kết chuỗi…
Tóm lại, nhằm khơi thông nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, ngoài quyết tâm của ngành Ngân hàng và Agribank thì cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương trong thực thi cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để DN tăng khả năng tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Qua đó, góp phần hiện thực hóa quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, hỗ trợ cộng đồng DN, doanh nhân phát triển.