Bàn về giảng dạy ngoại ngữ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0


Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động và làm thay đổi đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia. Lĩnh vực giáo dục cũng không ngoại lệ, bởi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 dự báo sẽ ảnh hưởng tích cực đến phương thức giảng dạy ngoại ngữ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Bài viết trao đổi về những tác động cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến phương thức giảng dạy ngoại ngữ, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc giảng dạy ngoại ngữ, tận dụng hiệu quả những lợi ích mà cuộc cách mạng này mang lại.

Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến phương thức giảng dạy ngoại ngữ

Trong lĩnh vực giáo dục, phương thức giáo dục thường gắn với hình ảnh giảng đường đông đúc sinh viên và giảng viên đứng giảng trên bục giảng để giảng bài. Tuy nhiên, thời đại kỹ thuật số, hình ảnh này đã dần dần biến mất, thay vào đó là các công nghệ như: webcom, điện thoại và máy tính, thông qua đó, các bài giảng của giảng viên được truyền tải tới sinh viên qua internet. Chính vì đặc thù truyền tải qua internet nên học viên cũng như giáo viên sẽ tiết kiệm được tối đa các chi phí đi lại cũng như tổ chức địa điểm giảng dạy. Video bài giảng do một giáo viên thực hiện không chỉ được lan truyền trong một lớp học hữu hình hạn hẹp, mà còn được chuyển đến tay rất nhiều học viên, không phân biệt địa điểm, vùng miền, giới hạn giới tính, độ tuổi. Có thể nói, đối với hoạt động dạy và học ngoại ngữ, vận dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật đã làm phong phú hơn phương pháp dạy, học ngoại ngữ và thay đổi căn bản quan điểm, yêu cầu, mục đích đối với môn học này.

Khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức năm 2011. Sự ra đời của CMCN 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh… Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy, công nghệ nano... Tuy nhiên, những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Những yếu tố này, bằng nhiều cách khác nhau đều có tác động nhất định đến lĩnh vực giáo dục nói chung và giảng dạy ngoại ngữ nói riêng.

Cụ thể, sự tác động của CMCN 4.0 có thể đánh giá sơ bộ qua các vấn đề sau:

- Về Big Data: Theo Công ty nghiên cứu thị trường Gartner, Big Data là tài sản thông tin. Những thông tin này có khối lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa dạng, đòi hỏi phải có công nghệ mới để xử lý hiệu quả nhằm đưa ra các quyết định hiệu quả, khám phá được các yếu tố ẩn sâu trong dữ liệu và tối ưu hóa quá trình xử lý dữ liệu. Dữ liệu tạo thành các kho dữ liệu lớn có thể đến từ các nguồn, bao gồm các trang web, phương tiện truyền thông xã hội, ứng dụng dành cho máy tính để bàn và ứng dụng trên thiết bị di động, các thí nghiệm khoa học, các thiết bị cảm biến và các thiết bị khác trong mạng lưới IoT. Nhìn chung, có 4 lợi ích mà Big Data có thể mang lại như: cắt giảm chi phí, giảm thời gian, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn.

Mô hình giáo dục đại học thời 4.0 là mô hình giáo dục thông minh, liên kết nhà trường – nhà quản lý – doanh nghiệp với nhau, đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào trường học để nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp việc dạy và học diễn ra mọi lúc mọi nơi.

Đối với việc giảng dạy ngoại ngữ, dữ liệu lớn có vai trò quan trọng đó là nguồn tài liệu quan trọng, là kho tri thức của nhân loại phục vụ cho việc học tập, giảng dạy của giảng viên và sinh viên. Việc tận dụng được lợi thế này vô cùng quan trọng, bởi các dữ liệu này được hệ thống hóa, dự trữ một cách chuyên nghiệp và chứa đựng mọi thông tin. Trên thực tế, tại Việt Nam, các giảng viên cũng thường xuyên tìm kiếm tài liệu trên mạng internet để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình được sinh động, cập nhật và hiệu quả hơn. Đây chính là một trong những cách ứng dụng dữ liệu lớn vào hoạt động nghề nghiệp.

Bàn về giảng dạy ngoại ngữ  trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh 1
Bàn về giảng dạy ngoại ngữ  trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh 2

- Về IoT: IoT được coi là một liên mạng bao gồm các thiết bị, phương tiện vận tải (tức là thiết bị kết nối và thiết bị thông minh), phòng ốc cùng với những trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành có khả năng kết nối mạng với máy tính nhằm thu thập và truyền tải dữ liệu. Sự bùng nổ của IoT trong tương lai sẽ tác động mãnh mẽ tới cuộc sống, công việc và xã hội. Dữ liệu từ IoT thực chất được thu thập từ một mạng lưới với rất nhiều các cảm biến và thiết bị điện tử. Đây là một trong những nguồn dữ liệu của Big Data khổng lồ giúp các nhà nghiên cứu biết được hành vi tiêu dùng của khách hàng, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Công nghệ và internet thực sự đã tác động và có ảnh hưởng lớn tới mọi ngõ ngách, khía cạnh của đời sống, dần thay đổi thói quen hành vi của con người, của lao động...

- Về AI: AI là trí tuệ của máy móc được tạo ra bởi con người. Đến nay, trí tuệ nhân tạo đã góp phần không nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế của nhân loại, với chi phí khá rẻ. Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống thực tiễn có thể kể đến như: Nhận dạng chữ viết, nhận dạng tiếng nói, dịch tự động, tìm kiếm thông tin, khai phá dữ liệu và phát triển tri thức... Tai nghe “phiên dịch” Pixel Buds cũng là một trong những sản phẩm của AI.

Bàn về giảng dạy ngoại ngữ  trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Ảnh 3

Tuy nhiên, không ít người đã bày tỏ sự lo lắng trước sự phát triển của các sản phẩm AI, nó có thể đe dọa tới nhiều nghề nghiệp truyền thống hiện nay. Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ, thông dịch viên và hướng dẫn viên - những ngành nghề được xem là hot trong thời điểm hiện tại cũng có thể bị cạnh tranh, khi mà những thiết bị tân tiến có khả năng nhận dạng và dịch ngôn ngữ và dần thay thế cho việc học ngoại ngữ.

Một số khuyến nghị

Có thể thấy, yêu cầu thời đại CMCN 4.0 đặt ra là cả người dạy, người học đều phải giỏi ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Trong thời gian tới, để tận dụng được thành tựu của CMCN 4.0 vào công tác giảng dạy, cần quan tâm một số vấn đề sau:

Về phía nhà trường

- Cần có những nghiên cứu tác động của cuộc  CMCN 4.0 đến lĩnh vực đào tạo nói chung và giảng dạy ngoại ngữ nói riêng, từ đó tạo sự thay đổi nhận thức cũng như cách tiếp cận phù hợp về phương thức giảng dạy ngoại ngữ. Mô hình giáo dục đại học thời 4.0 là mô hình giáo dục thông minh, liên kết nhà trường – nhà quản lý – doanh nghiệp với nhau, đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào trường học để nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp việc dạy và học diễn ra mọi lúc mọi nơi.

- Cần có kế hoạch đầu tư vào hạ tầng công nghệ tiên tiến, phục vụ cho việc giảng dạy. Nhà trường cần ghiên cứu xây dựng các phòng học mô hình mô phỏng thực tế ảo. Theo các chuyên gia công nghệ, nếu trước đây chúng ta nghiên cứu trong thế giới thực, trong phòng thí nghiệm tốn kém và mất nhiều thời gian, ngày nay công nghệ có thể giúp biến thế giới thực thành thế giới ảo, thực hiện nghiên cứu trong môi trường mô phỏng, nhanh mà không tốn kém. Bên cạnh đó, các trường cần chú trọng việc đầu tư xây dựng công cụ cơ sở hạ tầng bảo mật có thể bao gồm việc mã hóa dữ liệu, xác thực người dùng và các điều khiển truy cập khác, hệ thống giám sát, tường lửa… để bảo vệ hệ thống và dữ liệu.

- Nghiên cứu và triển khai một số xu thế ứng dụng công nghệ đang được ứng dụng phổ biến trên thế giới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu và mục đích của người học, phục vụ hiệu quả hoạt động dạy và học ngoại ngữ nhằm thay đổi phương pháp dạy và học ngoại ngữ, tận dụng những tiến bộ công nghệ sẵn có để đáp ứng yêu cầu của người học nói chung, người học ngoại ngữ nói riêng. Cụ thể, các trường có thể kết hợp mở rộng, các khóa học trực tuyến mở, công nghệ di động, công nghệ thực tế ảo, công nghệ thực tế ảo tăng cường…

Về phía giảng viên

- Không ngừng nghiên cứu, học hỏi, nâng cao trình độ và chủ động ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 vào hoạt động giảng dạy. Đội ngũ giảng viên cần nghiên cứu tìm kiếm các cách thức giảng dạy ảo bằng công nghệ, tổ chức các lớp dạy trực tuyến, tổ chức mô hình học di động… Yêu cầu đặt ra đối với giảng viên trong thời đại CMCN 4.0 là không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giảng dạy mà còn khả năng ứng dụng công nghệ để làm cho bài giảng trở nên sinh động, dễ hiểu và đạt hiệu quả cao hơn.

- Thường xuyên nghiên cứu tận dụng khai thác nguồn dữ liệu vô tận phục vụ cho công tác giảng dạy. Đồng thời, các giảng viên định hướng, hướng dẫn sinh viên cách thức tiếp cận các phương pháp học mới nhằm đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả giảng dạy.