Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới 2015-2016

Hải An

(Tài chính) Ngày 14/4/2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới. Trong bản Báo cáo, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 2015 là 3,5% và sẽ tăng lên 3,8% trong năm 2016.

Như vậy, trong bản Báo cáo lần này, IMF đã giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng 3,5% đưa ra trong dự báo hồi tháng 1/2015 cho nền kinh tế toàn cầu.

Báo cáo cũng ghi nhận tăng trưởng toàn cầu trong năm 2015 được thúc đẩy bởi sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển, dự báo sẽ tăng từ 1,8% trong năm 2014 lên 2,4% năm 2015 do sự suy giảm giá dầu. 

Điểm đáng chú ý là IMF dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm nay và năm sau, tức là giảm tương ứng 0,5% và 0,2% so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 1/2015. Tuy nhiên, IMF cho biết nền kinh tế số 1 toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục là đầu tàu thúc đẩy sản xuất thế giới trong năm 2015 và 2016. Trong khi đó, Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được dự báo sẽ tăng trưởng 1,5% trong năm 2015 và 1,6% trong năm 2016, tăng so với dự báo hồi tháng 1/2015 là 1,2% (2015) và 1,4% (2016). Nhật Bản được dự báo sẽ tăng trưởng 1% trong năm nay và 1,2% trong năm tới so với con số dự báo trước đó chỉ là 0,6% trong năm 2015 và 0,8% trong năm 2016. 

Các nền kinh tế mới nổi lớn được dự báo tăng trưởng chậm lại trong năm nay, theo đó sẽ kìm hãm tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm thứ sáu liên tiếp, chủ yếu do kinh tế Trung Quốc tăng chậm lại, trong khi kinh tế Nga và Brazil suy thoái.

Nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 6,8% và 6,3% lần lượt trong 2 năm 2015 và 2016, giảm đáng kể so với mức tăng 7,4% trong năm 2014.

Còn với Ấn Độ, nền kinh tế này sẽ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong năm nay và năm tới, vượt cả Trung Quốc nhờ tác động từ giá dầu giảm và công cuộc cải cách do chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi thúc đẩy.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Nga sẽ giảm 3,8% trong năm nay do các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng như tác động từ giá dầu giảm.

Đối với khối ASEAN, tăng trưởng GDP chung dự báo sẽ dần tăng lên 5,2% trong năm 2015 và 5,3% trong năm 2016 từ mức 4,6% của năm ngoái. Với Việt Nam, IMF dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay, sau khi cũng đã tăng trưởng với mức 6% trong năm 2014. Như vậy, IMF đã nâng dự báo trưởng của Việt Nam thêm 0,4 điểm phần trăm (so với dự báo trước đó) cho năm 2015. Tuy nhiên, IMF dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2016, đạt mức 5,8%.

IMF cho biết, những rủi ro đối với triển vọng kinh tế toàn cầu dần cân bằng hơn so với 6 tháng trước. Những rủi ro kinh tế vĩ mô (suy thoái, giảm phát) có phần giảm nhẹ nhưng rủi ro về tài chính (giá USD và các tài sản khác tăng mạnh) và địa chính trị (tại Ukraine, Trung Đông, Tây Phi) vẫn tăng cao.

Tuy nhiên, theo IMF, kinh tế toàn cầu sẽ được hỗ trợ lớn bởi đà lao dốc của giá dầu.

Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới (%)

Khu vực, nước

 

Dự báo

2013

2014

2015

2016

Thế giới

3,4

3,4

3,5

3,8

Các nước phát triển

1,4

1,8

2,4

2,4

Mỹ

2,2

2,4

3,1

3,1

Eurozone

-0,5

0,9

1,5

1,6

Đức

0,2

1,6

1,6

1,7

Pháp

0,3

0,4

1,2

1,5

Italy

-1,7

-0,4

0,5

1,1

Tây Ban Nha

-1,2

1,4

2,5

2,0

Nhật Bản

1,6

-0,1

1,0

1,2

Anh

1,7

2,6

2,7

2,3

Canada

2,0

2,5

2,2

2,0

Các nước mới nổi và đang phát triển

5,0

4,6

4,3

4,7

Nga

1,3

0,6

-3,8

-1,1

Trung Quốc

7,8

7,4

6,8

6,3

Ấn Độ

6,9

7,2

7,5

7,5

ASEAN-5

5,2

4,6

5,2

5,3

         Tăng trưởng các nước và khu vực (%)
                

         Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới 2015-2016 - Ảnh 1          
     
              Tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (%)

Các nước châu Á- Thái Bình Dương

Tăng trưởng GDP

Chỉ số giá tiêu dùng

 

Dự báo

 

Dự báo

2014

2015

2016

2014

2015

2016

Châu Á

5,6

5,6

5,5

3,2

2,6

2,8

Nhật Bản

0,1

1,0

1,2

2,7

1,0

0,9

Hàn Quốc

3,3

3,3

3,5

1,3

1,5

2,5

Australia

2,7

2,8

3,2

2,5

2,0

2,3

Đài Loan (Trung Quốc)

3,7

3,8

4,1

1,2

0,7

1,3

Singapore

2,9

3,0

3,0

1,0

0,0

1,7

Hồng Kông

2,3

2,8

3,1

4,2

3,2

3,4

New Zealand

3,2

2,9

2,7

1,2

0,8

2,1

Trung Quốc

7,4

6,8

6,3

2,0

1,2

1,5

Ấn Độ

7,2

7,5

7,5

6,0

6,1

5,7

Indonesia

5,0

5,2

5,5

6,4

6,8

5,8

Thái Lan

0,7

3,7

4,0

1,9

0,3

2,4

Malaysia

6,0

4,8

4,9

3,1

2,7

3,0

Philippines

6,1

6,7

6,3

4,2

2,1

2,8

Việt Nam

6,0

6,0

5,8

4,1

2,5

3,2