Báo động an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Bính Thân
Đến hẹn lại lên, càng dịp Tết, các vụ buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng càng nhiều. Nếu không có kế hoạch đảm bảo tốt an toàn thực phẩm (ATTP) thì rất dễ dẫn đến tình trạng các sản phẩmkém chất lượngtrà trộn đưa ra thị trường.
Khá nhiều vụ việc mất ATTP bị phanh phui qua các cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành,làm dấy lên nỗi lo thực phẩm bẩn len lỏi vào bữa ăn gia đình, nhất là thờiđiểm cận kề dịp Tết nguyênđán.
Điển hình, trung tuần tháng 1/2016, lực lượng Cảnh sát giao thông Thanh Hóa bắt giữ hơn 20 tấn mực khi đang vận chuyển đi tiêu thụ…Qua kiểm tra, 20 tấn mực này không có giấy tờ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối, đang trong giai đoạn phân hủy.
Mới đây, dư luận lại xôn xao khi lực lượng chức năng cũng đã phát hiện một số lượng lớn rau, củ, quả và thực phẩm của Công ty Trung Thành cung cấp cho trường Tiểu học Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) không có nguồn gốc.
Đặc biệt, gần đây nhất, người tiêu dùng thêm lo lắng khi lực lượng chức năng xã Gia Kiệm, Đội quản lý thị trường số 11 và Công an huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) bất ngờ kiểm tra lò giết mổ heo tại ấp Đông Kim và phát hiện nhiều con heo đã được xẻ thịt, ngả màu, bốc mùi hôi thối, ướp trong thùng đá, chờ mang đi tiêu thụ.
Tổng trọng lượng số thịt và nội tạng heo bị cơ quan phát hiện hơn 900 kg. Cơ quan chức năng huyện Thống Nhất đã lập biên bản vi phạm hành chính đồng thời tiến hành tiêu hủy toàn bộ số thịt heo trên theo quy định của pháp luật...
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, càng dịp Tết, các vụ buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm bẩn, hết hạn… càng nhiều. Trong dịp Tết Nguyên đán đang đến gần nhu cầu tiêu dùng tăng rất cao trong nhân dân. Quy luật nhu cầu tăng như vậy, cung cấp cho thị trường dứt khoát sẽ tăng lên. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hoạt động hết công suất.
Thậm chí, đặc thù sản xuất, chế biến thực phẩm ở Việt Nam nhiều khi có những doanh nghiệp chỉ sản xuất theo mùa vụ. Riêng đặc thù sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tiêu dùng như vậy tăng lên đột biến trongmột thời gian ngắn, nếu không có kế hoạch đảm bảo tốt an toàn thực phẩm thì rất dễ dẫn đến tình trạng các sản phẩm không đảm bảo an toàn trà trộn vào đưa ra thị trường hiện nay.
Để đảm bảo ATTP cho người dân trong dịp Tết, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhấn mạnh, Bộ NN&PTNT cũng như Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm tra đột xuất, lấy mẫu tại chỗ và xử lý ngay những cơ sở vi phạm.
“Chúng tôi sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành từ Trung ương xuống địa phương. Trong đó, tập trung vào các cơ sở sản xuất lớn trong dịp Tết, từ thịt, cá, trứng tới bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, rau củ quả. Ngoài ra, sẽ tập trung thanh tra ở các thành phố lớn, chợ đầu mối, các địa điểm trung chuyển các nguồn hàng đi về các tỉnh, cửa khẩu. Kết hợp lấy mẫu để có thể xử lý tại chỗ. Đồng thời, công bố các sai phạm này trên phương tiện truyền thông đại chúng”, ông Phong cho biết thêm.
Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế và Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ thí điểm thanh tra chuyên ngành thực phẩm ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Hy vọng, sau 1 năm triển khai, nếu thành công sẽ cho phép triển khai ở các tỉnh khác.