Blockchain không phải là Bitcoin
Chia sẻ của đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc tại The 4th Global chain - Vietnam Blockchain day 2019 cho thấy chỉ có 1% người dân hiểu biết về Blockchain, như vậy còn đến 99% chưa hiểu Blockchain.
Chính vì thế rất dễ hiểu khi có sự nhầm lẫn giữa Blockchain và Bitcoin (một loại tiền mã hóa phân cấp). Thậm chí, một số người còn nhầm lẫn Bitcoin là Blockchain, trong khi nó chỉ là một sản phẩm của Blockchain.
Hiểu theo nghĩa đơn giản, dễ hiểu nhất Blockchain là một cơ sở dữ liệu (hạ tầng) mà trên đó nhiều ứng dụng khác nhau có thể được xây dựng với sự chia sẻ, kết nối thông tin, nguồn dữ liệu.
Điều này cũng có nghĩa là công nghệ này có thể được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đến quản lý nhà nước. Thậm chí có những lĩnh vực dường như nằm tương đối xa so với công nghệ đó là lĩnh vực nghệ thuật thì Blockchain cũng đã xuất hiện.
Đó là việc xây dựng thị trường giao dịch các tác phẩm nghệ thuật bằng các số hóa chứng chỉ các tác phẩm nghệ thuật, để mỗi cá nhân có thể được sở hữu một phần tác phẩm nghệ thuật thông qua các chứng chỉ. Đây là sự phát triển từ thị trường đấu giá các tác phẩm nghệ thuật, với sự hỗ trợ của Blockchain.
Hiểu theo nghĩa đơn giản, dễ hiểu nhất Blockchain là một cơ sở dữ liệu (hạ tầng) mà trên đó nhiều ứng dụng khác nhau có thể được xây dựng với sự chia sẻ, kết nối thông tin, nguồn dữ liệu.
Theo đó, các tác phẩm nghệ thuật sẽ được chứng chỉ hóa (một hoặc nhiều chứng chỉ) - chứng chỉ này được hiểu như là một chứng nhận sở hữu tác phẩm nghệ thuật trong quá trình đấu giá tác phẩm. Việc ứng dụng công nghệ này không chỉ đưa lại sự minh bạch hơn trong quá trình đấu giá các tác phẩm nghệ thuật mà còn là tạo thêm cơ hội cho những người muốn tham gia vào thị trường đấu giá các tác phẩm nghệ thuật.
Sức lan tỏa của công nghệ này còn được thấy ở một số dự án lớn như Đề án xây dựng mạng lưới liên kết các blockchain nhằm phát triển thành phố thông minh với các ứng dụng ở mọi lĩnh vực ngân hàng, tài chính, quản trị doanh nghiệp, y tế, quản lý giáo dục, tuyển dụng…
Mỗi địa phương sẽ sử dụng một hệ thống Blockchain khác nhau để cập nhật thông tin về nhân sự, thuế, báo cáo tài chính... Hệ thống này không chỉ được chia sẻ ở các bộ, ngành mà giữa các địa phương, doanh nghiệp để hỗ trợ quá trình quản lý, quản trị doanh nghiệp.
Sự thiếu hiểu biết về Blockchain cũng là một điều dễ hiểu trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, tuy nhiên nếu không được giới thiệu, quảng bá và cập nhật thì không tránh được những tiêu cực không đáng có.
Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển ứng dụng Blockchain thông qa các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia. Một trong những ứng dụng thực tế là phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng chính sách ưu đãi tín dụng trong ngành công nghiệp 4.0.
Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt Số hóa” và Đề án 844 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025… Ngoài ra, các bộ, ngành khác cũng cần có giải pháp riêng để phổ thông hóa những thông tin về Blockchain, cũng như những ứng dụng của nó.