Bloomberg dự báo xác suất suy thoái kinh tế Mỹ lên tới 100%

Theo Vũ Duy Bắc (Bloomberg)/tinnhanhchungkhoan.vn

Vào năm ngoái, các chuyên gia kinh tế Bloomberg đã tạo ra một mô hình để xác định tỷ lệ suy thoái của kinh tế Mỹ, và hiện tại tỷ lệ này đã đạt mức 100%, chấm dứt thời kỳ mở rộng dài nhất của nền kinh tế Mỹ trong thời gian vừa qua.

Bloomberg dự báo xác suất suy thoái kinh tế Mỹ lên tới 100%.
Bloomberg dự báo xác suất suy thoái kinh tế Mỹ lên tới 100%.

Phần lớn các dữ liệu kinh tế phục vụ cho mô hình này đều có độ trễ, như số lượng hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp được thống kê với độ trễ chưa đầy một tuần đã tăng với mức độ chưa từng thấy trong tháng 3.

Khoảng 10 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong vòng 2 tuần cho thấy sự sụt giảm mạnh trong thị trường lao động.

Mô hình khả năng suy thoái kinh tế Mỹ trong 12 tháng đang ở mức 100%.
Mô hình khả năng suy thoái kinh tế Mỹ trong 12 tháng đang ở mức 100%.

Mô hình tính toán khả năng suy thoái này được phát triển bởi các chuyên gia kinh tế Bloomberg và được kết hợp với các dữ liệu bao gồm điều kiện kinh tế, thị trường tài chính và các biện pháp đo lường rủi ro tiềm ẩn.

Sự gia tăng của khả năng suy thoái kinh tế Mỹ phản ánh những con số về thất nghiệp, nhưng sự sụt giảm mạnh của giá cổ phiếu là một trong những nguyên nhân.

Theo tính toán của mô hình này, khả năng suy thoái được tính toán trong tháng 2 là 33% và trong tháng 3 là 53%.

Nước Mỹ hiện tại đã hoàn toàn khác so với một tháng trước. Với hơn 11.000 người tử vong, hơn 400.000 người nhiễm bệnh Covid-19 và cũng là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất trên thế giới. Các cuộc gặp gỡ xã hội bị hạn chế, phần lớn người dân Mỹ phải ở nhà. Nhà hàng, khách sạn, nhà máy và một loạt doanh nghiệp phải đóng cửa.

Việc dừng hoạt động đột ngột này khiến các chuyên gia kinh tế dự báo kinh tế Mỹ sẽ trải qua sự thu hẹp trên diện rộng lớn nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, một số nhà phân tích dự đoán, sẽ có khoảng 20 triệu người thất nghiệp trong tháng 7.

Người dân Mỹ hiện tại ngày càng bi quan về triển vọng kinh tế, một thước đo về tâm lý tiêu dùng đã giảm mạnh nhất vào tháng trước kể từ tháng 10/2008. Báo cáo việc làm trong tháng 3 cho thấy số lượng việc làm bị cắt giảm khoảng 701.000 - nhiều nhất kể từ thời kỳ đại suy thoái.

Thông thường, số liệu về sự gia tăng các hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp là một chỉ báo mà các nhà kinh tế dựa vào để báo hiệu cho khả năng suy thoái kinh tế của Mỹ. Lần này chỉ báo này đã tăng nhanh đến mức các nhà kinh tế đã đưa ra về kịch bản kinh tế Mỹ đang bị tổn thương nặng và bước vào giai đoạn suy thoái.

Theo đó, Fed đã đưa ra những chính sách hỗ trợ nền kinh tế thông qua việc hạ lãi suất về 0% trong tháng 3 và mua số lượng lớn trái phiếu kho bạc và chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp để giữ cho thị trường ổn định và giảm chi phí đi vay.

Chính phủ Mỹ cũng đã có những hành động nhanh chóng, trong tháng 3, Tổng thống Trump đã ký thông qua luật về hỗ trợ lớn nhất trong lịch sử kinh tế của Mỹ với giá trị khoảng 2.200 tỷ USD. Gói hỗ trợ này bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp cho nhiều người dân Mỹ và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ.

Mới đây, Fed tiếp tục tung ra gói kích cầu trị giá 2.300 tỷ USD để cho các doanh nghiệp có trên 10.000 nhân viên bị ảnh hưởng bởi Covid-19 vay trong 4 năm, đồng thời mua lại trái phiếu địa phương của các tiểu bang, các quận, hạt bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Các đợt cắt giảm lãi suất của Fed trong chu kỳ suy thoái kinh tế.
Các đợt cắt giảm lãi suất của Fed trong chu kỳ suy thoái kinh tế.

Theo lý thuyết kinh tế, cuộc suy thoái sẽ xuất hiện khi kinh tế tăng trưởng âm trong 2 quý liên tiếp. Bên cạnh đó, theo Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia của Mỹ (NBER), suy thoái kinh tế là một sự suy giảm đáng kể lan rộng ra trong hoạt động kinh tế và kéo dài hơn một vài tháng.

Biểu đồ dưới đây cho thấy, không phải tất cả các cuộc suy thoái đều được tạo ra như nhau. Cuộc suy thoái sâu năm 2007 - 2009 đặc biệt kéo dài vì nó xảy ra đồng thời với khủng hoảng tài chính. Trong khi các cuộc suy thoái khác có phần nhẹ hơn. 

GDP hàng quý của Mỹ trong các kỳ suy thoái
GDP hàng quý của Mỹ trong các kỳ suy thoái

Suy thoái kinh tế thường đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh chóng. Tỷ lệ thất nghiệp khác nhau giữa các cuộc suy thoái phụ thuộc vào độ rộng và mức độ nghiêm trọng của suy thoái kinh tế.

Trong khi tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh 10% trong năm 2009 thậm chí cao hơn so với đầu những năm 1980, trong khi các cuộc suy thoái khác có tỷ lệ thất nghiệp nhỏ hơn. Nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ nhảy vọt ở độ tuổi thanh thiếu niên và cao hơn trong những tháng sắp tới. 

Tỷ lệ thất nghiệp hàng quý của Mỹ trong các kỳ suy thoái.
Tỷ lệ thất nghiệp hàng quý của Mỹ trong các kỳ suy thoái.