Căng thẳng Nga – Ukraina tạo ra cuộc khủng hoảng thứ ba cho ngành ô tô toàn cầu

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Các hãng ô tô châu Âu như Renault SA, Volkswagen AG và hãng xe ô tô thể thao Porsche thuộc nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ảnh: Vox
Ảnh: Vox

Sau một cuộc đại dịch COVID-19 và tình trạng thiếu chip trên quy mô toàn cầu, cuộc chiến của Nga tại Ukraina đang tiếp tục đẩy các hãng ô tô toàn cầu vào cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng trong nhiều năm.

Theo Wall Street Journal, cuộc chiến tại Ukraina đã khiến cho nhiều nhà cung cấp nhỏ nhưng quan trọng cho ngành ô tô phải đóng cửa, cùng lúc đó, các biện pháp trừng phạt và một số tuyến đường thương mại chịu ảnh hưởng nặng nề khiến cho hoạt động vận chuyển phụ tùng cũng như ô tô ra vào Nga vô cùng khó khăn. Nga từng được coi như thị trường tăng trưởng quan trọng cho ngành ô tô thế giới.

Các hãng ô tô châu Âu như Renault SA, Volkswagen AG và hãng xe ô tô thể thao Porsche thuộc nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi việc bất ngờ phải ngừng hoạt động kinh doanh tại Nga cũng như thiếu nhiều phụ tùng quan trọng tại Ukraina.

Vào ngày thứ Năm, hãng xe VW trong bối cảnh Nga tấn công vào Ukraina và những hậu quả liên quan, hãng xe đã buộc phải ngừng hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại Nga cho đến khi có những thông báo tiếp theo.

“Với tình trạng gián đoạn hoạt động kinh doanh tại Nga, ban điều hành đang xem xét lại hậu quả của những gì đang diễn ra trong bối cảnh bất ổn tăng cao hiện nay”, VW nhấn mạnh.

Tác động này không chỉ hạn chế ở khu vực châu Âu. Đến giữa tuần này, gần 12 hãng ô tô toàn cầu đã buộc phải ngưng lại hoạt động kinh doanh tại Nga, nhiều hãng đóng cửa nhà máy sản xuất vô thời hạn. Hãng xe Toyota Motor vào ngày thứ Sáu công bố sẽ duy trì việc đóng cửa nhà máy ở St Petersburg cho đến khi có thông báo tiếp theo. Hãng xe Ford Motor cũng tạm ngừng liên doanh với hãng OJSC của Nga và ngừng bán hàng tại nước này.

Sau khi ngưng hoạt động 2 nhà máy tại khu vực Đông Đức, VW công bố hoạt động sản xuất tại nhà máy quan trọng ở Tây Đức bởi thiếu phụ tùng từ Ukraina. Còn với các nhà sản xuất đang vận hành nhà máy tại Nga, áp lực lên chuỗi cung ứng trở nên tồi tệ hơn khi Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Tình trạng không phận Nga bị gián đoạn đã dẫn đến dòng chảy hàng hóa bị chững lại.

Nhiều hãng ô tô toàn cầu từng kiếm được lợi nhuận cao trong năm ngoái bất chấp tình trạng thiếu hụt chip từng ngăn họ sản xuất đủ sản lượng. Tình trạng số lượng xe sản xuất ra thấp hơn bình thường dẫn đến người mua phải tranh nhau suất mua tại các đại lý, giá của các loại xe mới bán ra vì vậy cũng tăng vọt, đẩy lợi nhuận của các hãng ô tô tăng cao. Xung đột này tạo ra cú sốc mới với ngành ô tô và có thể gây ra nhiều tác động lên nhiều ngành khác. Doanh nghiệp ô tô thuộc nhóm các nhà tuyển dụng lớn nhất thế giới.

Các chuyên gia phân tích cho rằng tác động của cuộc chiến lên các hãng xe trước tiên sẽ có thể là doanh số toàn cầu giảm ước tính khoảng 1,5 triệu chiếc trong năm nay. Con số này còn thấp hơn 2% so với mức 84,2 triệu chiếc mà IHS Markit tính toán ở thời điểm trước chiến tranh. Tuy nhiên theo chuyên gia của IHS Markit, bà Stephanie Brinley, đó là kịch bản lạc quan.

Trên thực tế, bà Stephanie Brinley dự báo sản lượng xe toàn cầu có thể giảm đến 3 triệu chiếc, bà nói thêm rằng hiện vẫn còn quá sớm để biết chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu sẽ gián đoạn đến thế nào, không ai có thể dự báo trước được.

Bản thân ngay cả từ trước cuộc chiến ở Ukraina, VW cũng đã chật vật trong việc duy trì dây chuyền sản xuất tại nhà máy chính ở Wolfsburg – Đức, kết quả trực tiếp từ việc chuỗi cung ứng toàn cầu thiếu hụt và các tuyến thương mại bị gián đoạn.

Khi cuộc chiến tại Ukraina bắt đầu, hàng loạt hãng ô tô phải đóng cửa nhà máy tại Ukraina. Dù ngành công nghiệp ô tô của Ukraina có quy mô nhỏ, Ukraina đã trở thành nhà cung cấp chính các sản phẩm dây điện dùng trong ô tô.