Châu Âu lo ngại về các vấn đề bảo mật an ninh mạng 5G của Huawei
Trong trường hợp của Huawei, hiện đang có những lo ngại cụ thể về các liên kết của công ty với chính phủ Trung Quốc. Điều này đang là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các nước châu Âu. Tuy nhiên Huawei đã bác bỏ những lo ngại đó và cam kết hoạt động độc lập với nhà nước Trung Quốc.
Bên cạnh rủi ro an ninh, chính phủ của các nước châu Âu đang xem xét hậu quả rộng hơn của việc giao hợp đồng cho các nhà cung cấp 5G, theo một tài liệu của EU được cung cấp cho CNBC. Điều này có thể là một trong những yếu tố gây hậu quả cho công ty Huawei của Trung Quốc, một nhà cung cấp 5G tiềm năng trên thị trường.
"Ngoài các rủi ro kỹ thuật liên quan đến an ninh mạng của mạng 5G, còn các yếu tố phi kỹ thuật như khung pháp lý và chính sách mà các nhà cung cấp có thể phải chịu ở các nước thứ ba, cần phải được xem xét", theo một tài liệu dự thảo được chuẩn bị trước cuộc họp của các bộ trưởng châu Âu.
Mạng 5G là thế hệ tiếp theo của công nghệ internet di động, được thiết kế để cung cấp tốc độ dữ liệu siêu nhanh. Tuy nhiên, cuộc tranh luận về các nhà cung cấp công nghệ 5G đã bị chính trị hóa trong thời gian đây, với việc các quan chức ở Anh và Mỹ và một số các quốc gia khác, bày tỏ lo ngại rằng các nhà cung cấp như Huawei có thể gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia.
Trong trường hợp của Huawei, có những lo ngại cụ thể về các liên kết của công ty này với chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên phía Huawei đã bác bỏ những lo ngại đó, và đảm bảo rằng công ty đang hoạt động độc lập với nhà nước Trung Quốc và sẽ không cho phép công nghệ của họ được sử dụng cho bất kỳ sự giám sát nào của nhà nước, như một số chuyên gia đã đề xuất có thể xảy ra.
Tài liệu tương tự của EU nhấn mạnh rằng các quốc gia châu Âu nên điều tra về nhu cầu đa dạng hóa nhà cung cấp nhằm tránh hoặc hạn chế việc tạo ra sự phụ thuộc lớn vào một nhà cung cấp duy nhất.
Tài liệu dự thảo trên, được thiết lập để bàn luận trong tuần đầu tiên của tháng 12 tại một cuộc họp của các bộ trưởng châu Âu, trong thời điểm EU đang cố gắng xây dựng nền tảng cho việc áp dụng 5G theo thời gian.
Ủy ban Châu Âu đã công bố một báo cáo vào tháng trước để đánh giá rủi ro của mạng 5G. Theo như báo cáo cung cấp, việc tung ra các mạng 5G dự kiến sẽ tăng khả năng xuất hiện các cuộc tấn công đồng thời tạo ra nhiều điểm tiềm năng hơn cho những kẻ tấn công.
Báo cáo này cũng cho rằng, hồ sơ rủi ro của các nhà cung cấp riêng lẻ sẽ trở nên đặc biệt quan trọng, bao gồm cả khả năng nhà cung cấp chịu sự can thiệp từ một quốc gia ngoài EU.
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu, đã trả lời với CNBC qua email vào tuần trước, nói rằng báo cáo trên không chứa bất kỳ tài liệu tham khảo, rõ ràng hoặc ngầm định cho từng quốc gia hoặc nhà cung cấp nào. Đồng thời báo cáo này cũng được tiếp cận một cách khách quan về việc xem xét một số rủi ro chiến lược qua đó sẽ giúp xác định các biện pháp giảm thiểu thích hợp.
Tại Đức, các cuộc tranh luận về 5G đã tăng lên trong những tuần gần đây. Thủ tướng Angela Merkel quyết định không ngăn Huawei cung cấp cho mạng 5G của Đức. Bà nói rằng tất cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ được phép tham gia triển khai 5G tại Đức miễn là họ đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật cụ thể và chặt chẽ.
Tuy nhiên, quốc hội Đức cũng như một số quan chức chính phủ cấp cao đã chỉ trích quyết định của bà Merkel.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức, ông Heiko Maas cho biết, Huawei hiện đang phải có trách nhiệm truyền thông tin cho chính phủ Trung Quốc và do đó, ông đã đặt ra nghi ngờ về việc liệu công ty có nên được phép làm việc ở Đức hay không.
Tuy nhiên, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của Đức đều sử dụng thiết bị của Huawei và cảnh báo rằng việc cấm Huawei sẽ hoãn việc tung ra 5G cũng như làm tổn thất với chi phí hàng tỷ euro, BBC đưa tin.